Sao Hỏa từng tồn tại 1 đại dương khổng lồ, chuyện gì đã khiến nó biến mất?

Mặc dù mang vẻ ngoài cằn cũi và thô ráp trong một thời gian dài, nhưng sao Hỏa thực sự từng tồn tại một đại dương rộng lớn. Nó tồn tại trên bề mặt hành tinh đỏ cách đây 3,5 tỷ năm, có khả năng bao phủ hàng trăm nghìn km mét vuông.
Đó là kết luận từ một nghiên cứu mới của các nhà khoa học vũ trụ. Bằng chứng được đưa ra bởi một mô phỏng địa hình đường bờ biển đặc biệt, được xác định thông qua nhiều hình ảnh vệ tinh về bề mặt sao Hỏa. Khi những hình ảnh được chụp ở các góc khác nhau, một bản đồ rõ ràng hơn có thể hình dung ra.
Các nhà nghiên cứu đã có thể lập biểu đồ hơn 6.500 km vuông với các rặng phù sa. Nhiều khả năng hình thành bởi các con sông, chứng minh chúng rất có thể là đồng bằng sông bị xói mòn hoặc vành đai kênh ngầm.

Sao Hỏa từng tồn tại 1 đại dương khổng lồ, chuyện gì đã khiến nó biến mất?
Các nhà nghiên cứu tin rằng miệng núi lửa Gale đã từng là một đại dương khổng lồ
Theo nhà địa chất học Benjamin Cardenas từ Đại học Bang Pennsylvania, điều mới mẻ ở đây là suy nghĩ và nhìn nhận sao Hỏa dưới góc độ địa tầng và hồ sơ trầm tích. Họ cho rằng việc vận chuyển hay tích tụ trầm tích như trên Trái Đất cũng từng xảy ra trên sao Hỏa.
Nhóm cũng áp dụng việc phân tích độ dày, góc và vị trí của sườn núi để tìm hiểu khu vực nghiên cứu: vùng lõm địa hình được gọi là vùng Aeolis Dorsa trên sao Hỏa. Họ giải thích có thể đã có sự thay đổi lớn vào nhiều năm trước.
Điều này được thể hiện qua việc gia tăng đáng kể của mực nước biển, sự di chuyển nhanh chóng của các tảng đá do dòng chảy tác động. Ngày nay, Aeolis Dorsa chứa tập hợp nhiều nhất các rặng phù sa trên sao Hỏa.

Sao Hỏa từng tồn tại 1 đại dương khổng lồ, chuyện gì đã khiến nó biến mất?
Dù sao thì những phân tích này cũng đều liên quan đến việc tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa. Một trong những câu hỏi cơ bản nhất mà các nhà khoa học xem xét liên quan đến Hành tinh đỏ: liệu nó từng có điều kiện đủ hỗ trợ sự sống hay chưa?
Ngoài ra, những điều này cũng nói cho chúng ta biết về khí hậu cổ đại và sự biến đổi của nó. Đã có một thời kỳ, sao Hỏa đủ ấm và khí quyển đủ dày để hỗ trợ lượng nước lỏng khổng lồ này cùng lúc.
Trong nhiều năm qua, đã có ngày càng nhiều dấu hiệu cho thấy nước từng rất dồi dào trên sao Hỏa. Tuy nhiên, việc tiếp tục tìm hiểu nguồn nước hiện nay đã đi đâu là điều không hề dễ dàng. "Nếu có thủy triều trên sao Hỏa cổ đại, chúng sẽ ở đây, nhẹ nhàng đưa nước vào và chảy ra. Đây chính xác là cách mà sự sống trên sao Hỏa cổ đại đã tiến hóa."


>>>Tàu thăm dò của NASA vừa có phát hiện đáng kinh ngạc về sao Hỏa rất giống với Trái Đất

Nguồn sciencealert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top