“Siêu thực phẩm” là gì? "Siêu thực phẩm" có từ bao giờ? "Siêu thực phẩm" bị thổi phồng ra sao?

“Siêu thực phẩm”, “thực phẩm mạnh”, “top 10 thực phẩm”, liệu những tiêu đề này có thu hút sự chú ý của bạn? Với những ai trong chúng ta đang tìm cách cải thiện sức khỏe, siêu thực phẩm có thể là một khái niệm hấp dẫn. Chúng ta có thể hình dung ra một thực phẩm mạnh mẽ với những khả năng đặc biệt như tăng cường giảm cân hay chữa lành bệnh tật.
Không có một định nghĩa nào được quy định hay có cơ sở khoa học về siêu thực phẩm, nhưng nói chung, một thực phẩm được “đẩy” lên vị trí siêu thực phẩm khi cung cấp hàm lượng cao các chất dinh dưỡng mong muốn, liên quan tới việc phòng ngừa một căn bệnh nào đó. Hoặc người ta tin ngoài các giá trị dinh dưỡng, nó đem lại cùng lúc một số lợi ích sức khỏe khác.
Sự có mặt của từ “siêu thực phẩm” trong từ điển Merriam-Webster đã khẳng định sự phổ biến của nó. Tự điển này định nghĩa một siêu thực phẩm là “một thực phẩm (chẳng hạn như cá hồi, bông cải xanh, việc quất) giàu các hợp chất (như chất chống oxy hóa, chất xơ, các axit béo), được xem là có lợi cho sức khỏe con người”.
“Siêu thực phẩm” là gì? Siêu thực phẩm có từ bao giờ? Siêu thực phẩm bị thổi phồng ra sao?

Siêu thực phẩm đầu tiên

Thuật ngữ siêu thực phẩm đến từ đâu?
Thật thú vị, thuật ngữ này không đến từ những người nghiên cứu thực phẩm chính thức, như các chuyên gia dinh dưỡng hay nhà khoa học dinh dưỡng. Ví dụ sớm nhất được ghi nhận về siêu thực phẩm có thể là vào đầu thế kỷ 20, khoảng thế chiến I, từ này được dùng như một phần của một chiến lược tiếp thị thực phẩm. Công ty Trái cây Liên hiệp (United Fruit Company) khởi động một chiến dịch quảng cáo máu lửa, khuếch trương việc nhập khẩu chuối số lượng lớn. Hãng đã xuất bản các tờ bướm như: Thông tin về chuối (Points about bananas), Giá trị thực phẩm của chuối (Food Value of the Banana).
Ban đầu, hãng này quảng cáo tính thiết thực của chuối trong chế độ ăn hàng ngày: rẻ, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, có sẵn khắp nơi, ăn sống hay nấu chín đều ngon, được đóng gói trong bao bì chống mầm bệnh tự nhiên... Để làm cho mọi người ăn chuối nhiều hơn, họ đề nghị đưa thêm chuối vào trong ngũ cốc cho bữa sáng, salad cho bữa trưa, làm thịt chiên chuối cho bữa tối.
Tuy nhiên, sự lan tràn của thuật ngữ “siêu thực phẩm” chỉ bùng nổ sau khi được các tập san khoa học về y học chứng nhận. Bác sĩ xuất bản kết luận rằng chế độ ăn có chuối sẽ chữa các bệnh celiac, tiểu đường. Hiệp hội y khoa Mỹ đã tuyên bố chuối trong chế độ ăn của trẻ em sẽ làm thuyên giảm hoặc chữa khỏi bệnh celiac.
“Siêu thực phẩm” là gì? Siêu thực phẩm có từ bao giờ? Siêu thực phẩm bị thổi phồng ra sao?
Celiac là bệnh không dung nạp gluten hay nhạy cảm với gluten do cơ thể dị ứng với gluten, một dạng proten có trong các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch, yến mạch. Vào thời điểm đó, người ta vẫn chưa biết rằng gluten là thủ phạm thật sự gây ra bệnh celiac.
Sau đó, chuối nhanh chóng trở thành một biểu tượng cho sức khỏe, và các bà mẹ biến chuối thành thực phẩm chủ lực trong chế độ ăn cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, kể cả khi chúng không mắc bệnh celiac. Công ty Trái cây Liên hiệp đã đưa những lợi ích sức khỏe này vào các tài liệu quảng cáo, báo chí đại chúng tự hào giật tít về chuối, khai sinh ra cơn khát chuối.

Siêu thực phẩm = siêu doanh thu

Sự khác biệt trong thế kỷ 21 là, giờ đây thông tin lan tỏa rất nhanh, do đó dường như các siêu thực phẩm mới xuất hiện với tần suất hàng tháng. Những điều cần thiết đã có sẵn: nghiên cứu khoa học về một thực phẩm cụ thể, tít báo gây chú ý từ báo chí đại chúng nhanh chân, cũng như quảng cáo truyền hình, các chiến dịch tiếp thị ngành công nghiệp thực phẩm liên quan...
Các siêu thực phẩm thường biến thành siêu doanh thu, tạo ra ngành công nghiệp hàng tỉ đô la. Theo một khảo sát của Nielson, người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều hơn cho các thực phẩm được nhận thức là lành mạnh, và các tuyên bố sức khỏe trên nhãn dường như sẽ có ích.
“Siêu thực phẩm” là gì? Siêu thực phẩm có từ bao giờ? Siêu thực phẩm bị thổi phồng ra sao?
Thật thú vị, người ta nhận thấy thực phẩm được coi là lành mạnh đi cùng một tuyên bố sức khỏe có doanh thu cao nhất. Điều này có thể vì nó đã ăn sâu vào hiểu biết của người tiêu dùng về một thực phẩm tốt cho sức khỏe. Khảo sát cũng cho thấy, khoảng 80% người trả lời xem “thực phẩm là thuốc”, ăn các thực phẩm nhất định để phòng ngừa các vấn đề sức khỏe như béo phì, tiểu đường, huyết áp cao, cholesterol cao. Không ngạc nhiên khi các thực phẩm thực vật như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt nói chung được xem là tăng cường sức khỏe, lại thường đứng đầu danh sách siêu thực phẩm. Chắc chắn ngành công nghiệp thực phẩm có động cơ để tiếp thị một sản phẩm là siêu thực phẩm nhằm tăng doanh thu.
Theo nghiên cứu Mintel, vào năm 2015 có một sự gia tăng toàn cầu về số lượng thực phẩm và đồ uống tung ra thị trường được dán nhãn là “siêu thực phẩm” (superfood), “siêu trái cây” (superfruit), “siêu ngũ cốc” (supergrain) với tỉ lệ 35 % và nước Mỹ đứng đầu danh sách ra mắt sản phẩm mới này. Năm 2017, hạt quinoa và các ngũ cốc cổ xưa khác như hạt chia cùng với cải xoăn (cải kale) đạt tăng trưởng doanh thu liên tiếp. Dựa trên dữ liệu từ các công ty khởi nghiệp đồ uống và thực phẩm, danh sách top 13 nguyên liệu theo xu hướng gần đây bao gồm: protein đậu, rong biển, gừng, nghệ, trà matcha, yến mạch, lúa mạch, đậu gà.
Đậu gà là một loại đậu được trồng ở nhiều nơi trên thế giới có nguồn gốc từ Trung Đông,

Câu chuyện việt quất

Một ngôi sao thực phẩm khác là việt quất đã vươn lên đỉnh cao trong những năm đầu thế kỷ 21, sau khi được chứng nhận gián tiếp từ một nghiên cứu được chính phủ tài trợ. ORAC (oxygen radical absorbance capacity-năng lực hấp thu phóng xạ oxy) là một công cụ đánh giá được các nhà khoa học Viện Lão hóa Quốc gia và Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) tạo ra vào năm 1991. ORAC được dùng để đo lường khả năng chống oxy hóa của thực phẩm. Các chất chống oxy hóa là những phân tử có thể làm giảm số lượng gốc tự do phá hủy cơ thể, vì vậy người ta tin chúng tăng cường sức khỏe.
“Siêu thực phẩm” là gì? Siêu thực phẩm có từ bao giờ? Siêu thực phẩm bị thổi phồng ra sao?
(Ảnh: Garden Fine)
Trên website của mình, USDA đã cung cấp một cơ sở dữ liệu ORAC nhấn mạnh các thực phẩm có điểm ORAC cao bao gồm cacao, quả mọng (berries), gia vị, rau đậu (legumes). Việt quất và các thực phẩm khác đứng đầu danh sách được quảng cáo mạnh mẽ là chiến binh chống bệnh tật kể cả khi bằng chứng khoa học từ ung thư tới sức khỏe não bộ và bệnh tim vẫn còn yếu.
Tuy nhiên, 20 năm sau, USDA đã rút lại thông tin, loại bỏ cơ sở dữ liệu này sau khi xác định rằng, các chất chống oxy hóa có nhiều vai trò, không phải tất cả đều liên quan đến hoạt động gốc tự do. Bất chấp hành động này, sản lượng việt quất tại Mỹ từ 1998-2006 đã tăng gấp đôi và tiếp tục gia tăng mỗi năm cho đến năm 2016, theo thống kê USDA.
Một số siêu thực phẩm khác đã thu hút dư luận, xếp theo thứ tự abc trong tiếng Việt:
- quả acai (đọc là a-xa-i, còn gọi là quả cọ acai, quả cơm cháy đen)
- bông cải xanh
- bơ
- cacao
- câu kỷ tử (goji berries)
- hạt chia
- hạnh nhân
- cá hồi
- cải xoăn (kale)
- cỏ lúa mì
- trái lựu
- men kefir
- măng cụt
- rong biển
- tỏi
- trà xanh
- trứng

Xây dựng siêu đĩa ăn thay vì siêu thực phẩm

Các siêu thực phẩm thường nhiều dinh dưỡng nhưng rõ ràng là thuật ngữ này có ích trong việc định hướng doanh thu nhiều hơn là trong việc cung cấp các khuyến nghị dinh dưỡng tối ưu. Mặt trái của thuật ngữ “siêu thực phẩm” là tên gọi này nói riêng có thể khiến mọi người tập trung vào một vài loại thực phẩm đặc biệt, che mắt họ trước các lựa chọn khác có hàm lượng dinh dưỡng tương đương và cho rằng, chúng không tốt như thực phẩm được thổi phồng.
“Siêu thực phẩm” là gì? Siêu thực phẩm có từ bao giờ? Siêu thực phẩm bị thổi phồng ra sao?
Đĩa ăn lành mạnh của trường y tế công cộng Harvard
Sự đa dạng trong chế độ ăn là quan trọng, không chỉ để đạt được lợi ích của việc ăn nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu, mà còn để phòng ngừa ai đó ăn quá nhiều (hoặc quá ít) một dưỡng chất cụ thể. Điều này cũng giữ cho các bữa ăn của chúng ta hấp dẫn và nhiều hương vị!
Vì vậy, dĩ nhiên bạn hãy khám phá từng loại thực phẩm và học cách làm thế nào để lựa chọn, sơ chế, thưởng thức chúng nhưng đừng để mình bị xao nhãng bởi loại thực phẩm bị thổi phồng gần nhất. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc tạo ra một “siêu đĩa ăn” đầy các thực phẩm giàu hương vị và lành mạnh khác nhau. Bạn có thể ghé thăm website trường y tế công cộng Harvard để tìm hiểu về ý tưởng đĩa ăn lành mạnh (Healthy Eating Plate).

>>> "Chuối giả": Siêu thực phẩm có thể cứu đói cho hơn 100 triệu người trên thế giới

Nguồn: Harvard School of Public health
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top