VNR Content
Pearl
Trong một cuộc thăm dò ý kiến được thực hiện bởi báo Dân trí, đã có tới 6.233 người, tương đương 98% tổng số người tham gia, nói rằng mình từng bị SIM rác làm phiền.
Thật vậy, SIM rác từ lâu đã trở thành một vấn nạn gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội, một trong những tác nhân khiến cho tình trạng cuộc gọi, tinh nhắn lừa đảo xuất hiện tràn lan suốt nhiều năm qua.
"Ngày nào tôi cũng nhận được khoảng 3-4 cuộc gọi rác, từ mời làm những công việc nhẹ nhàng lương cao, cho đến kêu gọi tham gia đầu tư tiền ảo, sàn giao dịch BO", anh Hoàng Anh, một nhân viên văn phòng tại quận 3, TPHCM cho biết.
Những tin nhắn rác đánh vào tâm lý "việc nhẹ lương cao" để lừa đảo
Nhiều người dùng cho biết bản thân là dân kinh doanh, không thể từ chối các cuộc gọi từ số lạ nên cảm thấy rất mệt mỏi mỗi khi bị những cuộc gọi rác làm phiền.
Những kẻ gian còn lạm dụng SIM rác để thực hiện lừa đảo, mạo danh công an, cơ quan nhà nước, đơn vị như trường học, bệnh viện để đánh cắp thông tin hoặc lừa chuyển tiền. Gần đây nhất, như chúng ta đã biết, là tệ nạn lừa đảo "con bị tai nạn ở trường đang đi cấp cứu". Ngay cả khi có số điện thoại và tài khoản ngân hàng kẻ gian dùng để lừa đảo, các cơ quan chức năng cũng gặp khó trong việc truy ra kẻ đứng sau.
Những kiểu lừa đảo tinh vi qua tin nhắn
Tại phiên trả lời chất vấn vào ngày 4/11/2022, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, cuộc gọi rác là vấn nạn toàn cầu, không riêng gì Việt Nam. Bộ cũng đã tập trung xử lý SIM rác, khi từ năm 2018 đến nay, đã có hơn 22 triệu thuê bao không có đầy đủ thông tin hoặc thông tin không chính xác bị xóa khỏi hệ thống.
Gần đây nhất, tại cuộc họp vào sáng 13/3 về kế hoạch triển khai chuẩn hóa thông tin thuê bao, ông Nguyễn Phong Nhã - Phó cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), cho biết đến ngày 31/3, các thuê bao hoạt động phải có thông tin đúng quy định và trùng khớp với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Theo quy định tại Nghị định 49/2017/NĐ-CP, các thuê bao di động cần phải được cập nhật đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân (họ và tên, CMND, ngày cấp và nơi cấp,…). Đồng thời, từ ngày 1/8/2022, thuê bao mới phát sinh cũng sẽ phải thực hiện xác thực với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Theo quy định, sau ngày 31/3, nếu khách hàng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa, các nhà mạng sẽ ngừng cung cấp dịch vụ một chiều và tiếp tục gửi tin nhắn thông báo tới chủ thuê bao.
Đến ngày 15/4, sẽ tiếp tục khóa dịch vụ 2 chiều cho các thuê bao chưa đáp ứng yêu cầu và sẽ thực hiện thu hồi số thuê bao từ ngày 15/5 nếu khách hàng vẫn không bổ sung, điều chỉnh lại thông tin kịp thời.
Quy định mới sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi sử dụng dịch vụ viễn thông, nhưng liệu nó có tiêu diệt nạn SIM rác hay không thì rất khó nói trước. Đây là mục tiêu cần có sự phối hợp từ cả các nhà mạng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền lẫn người dân.
Thật vậy, SIM rác từ lâu đã trở thành một vấn nạn gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội, một trong những tác nhân khiến cho tình trạng cuộc gọi, tinh nhắn lừa đảo xuất hiện tràn lan suốt nhiều năm qua.
"Ngày nào tôi cũng nhận được khoảng 3-4 cuộc gọi rác, từ mời làm những công việc nhẹ nhàng lương cao, cho đến kêu gọi tham gia đầu tư tiền ảo, sàn giao dịch BO", anh Hoàng Anh, một nhân viên văn phòng tại quận 3, TPHCM cho biết.
Nhiều người dùng cho biết bản thân là dân kinh doanh, không thể từ chối các cuộc gọi từ số lạ nên cảm thấy rất mệt mỏi mỗi khi bị những cuộc gọi rác làm phiền.
Những kẻ gian còn lạm dụng SIM rác để thực hiện lừa đảo, mạo danh công an, cơ quan nhà nước, đơn vị như trường học, bệnh viện để đánh cắp thông tin hoặc lừa chuyển tiền. Gần đây nhất, như chúng ta đã biết, là tệ nạn lừa đảo "con bị tai nạn ở trường đang đi cấp cứu". Ngay cả khi có số điện thoại và tài khoản ngân hàng kẻ gian dùng để lừa đảo, các cơ quan chức năng cũng gặp khó trong việc truy ra kẻ đứng sau.
Tại phiên trả lời chất vấn vào ngày 4/11/2022, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, cuộc gọi rác là vấn nạn toàn cầu, không riêng gì Việt Nam. Bộ cũng đã tập trung xử lý SIM rác, khi từ năm 2018 đến nay, đã có hơn 22 triệu thuê bao không có đầy đủ thông tin hoặc thông tin không chính xác bị xóa khỏi hệ thống.
Gần đây nhất, tại cuộc họp vào sáng 13/3 về kế hoạch triển khai chuẩn hóa thông tin thuê bao, ông Nguyễn Phong Nhã - Phó cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), cho biết đến ngày 31/3, các thuê bao hoạt động phải có thông tin đúng quy định và trùng khớp với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Theo quy định tại Nghị định 49/2017/NĐ-CP, các thuê bao di động cần phải được cập nhật đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân (họ và tên, CMND, ngày cấp và nơi cấp,…). Đồng thời, từ ngày 1/8/2022, thuê bao mới phát sinh cũng sẽ phải thực hiện xác thực với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Theo quy định, sau ngày 31/3, nếu khách hàng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa, các nhà mạng sẽ ngừng cung cấp dịch vụ một chiều và tiếp tục gửi tin nhắn thông báo tới chủ thuê bao.
Đến ngày 15/4, sẽ tiếp tục khóa dịch vụ 2 chiều cho các thuê bao chưa đáp ứng yêu cầu và sẽ thực hiện thu hồi số thuê bao từ ngày 15/5 nếu khách hàng vẫn không bổ sung, điều chỉnh lại thông tin kịp thời.
Quy định mới sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi sử dụng dịch vụ viễn thông, nhưng liệu nó có tiêu diệt nạn SIM rác hay không thì rất khó nói trước. Đây là mục tiêu cần có sự phối hợp từ cả các nhà mạng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền lẫn người dân.