Sinh vật biển to lớn, hiền lành và chỉ ăn chay đã tuyệt chủng ở Trung Quốc

Một nghiên cứu khẳng định dugong (còn gọi là bò biển, cá nàng tiên), một loài động vật có vú hiền lành, đã tuyệt chủng tại Trung Quốc.
Mới đây, Hiệp hội Động vật học London đã công bố trên tạp chí Royal Society Open Science rằng có nhiều bằng chứng cho thấy cá nàng tiên thực sự đã tuyệt chủng ở Trung Quốc.
Sinh vật biển to lớn, hiền lành và chỉ ăn chay đã tuyệt chủng ở Trung Quốc
Thông tin này được công bố sau một cuộc khảo sát được các nhà khoa học tiến hành với các ngư dân tại Trung Quốc. Nghiên cứu này cũng sử dụng dữ liệu về bò biển tại nước này trong nhiều năm trước.
Cá nàng tiên đôi khi được gọi là bò biển bởi chế độ ăn bao gồm rong, tảo biển. Loài động vật này thường được tìm thấy ở các vùng nước ven biển ở Ấn Độ Dương và tây Thái Bình Dương. Trước đó, chúng được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) liệt vào danh sách những loài dễ bị “tổn thương”. Bò biển cũng nằm trong danh sách động vật được bảo vệ đặc biệt ở Trung Quốc từ năm 1988.
Cá nhà khoa học kỳ vọng họ sẽ nhận được thông tin về việc bò biển còn tồn tại ở Trung Quốc trong tương lai. Tuy nhiên, hiện tại các dữ liệu khảo sát đều cho thấy sự biến mất của loài động vật này ở vùng biển Trung Quốc.

Nguyên nhân biến mất của bò biển tại vùng biển Trung Quốc​

Trước khi xem xét liệu loài động vật này có tuyệt chủng hay không, các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết chúng di chuyển về phía bắc dọc theo đường bờ biển để “tránh các hoạt động của con người hoặc biến đổi khí hậu”. Tuy nhiên, các nhà khoa học sau đó nhận ra rằng điều này khó xảy ra vì vùng biển phía bắc có rất ít thảm cỏ biển vốn là thức ăn quen thuộc của cá nàng tiên.
Sinh vật biển to lớn, hiền lành và chỉ ăn chay đã tuyệt chủng ở Trung Quốc
Nghiên cứu cũng khẳng định người dân sống ở vùng biển phía bắc chưa bao giờ nhìn thấy loài vật này xuất hiện hay mắc cạn.
Các nhà khoa học đang khuyến nghị gia tăng tình trạng của loài này sang mức “cực kỳ nguy cấp” (đây là mức có thể dẫn đến tuyệt chủng hoàn toàn).
Giáo sư Samuel Turvey tại Viện Động vật học ZSL và là đồng tác giả của nghiên cứu nói rằng: “Sự biến mất của cá nàng tiên ở khu vực bắc Biển Đông chủ yếu là do sự biến mất của các thảm cỏ biển – toàn bộ hệ sinh thái đã bị phá hủy dần do các hoạt động của con người”.
Turvey nói rằng cá nàng tiên là loài đóng vai trò “then chốt” đối với hệ sinh thái biển tại khu vực này. Chúng có thể giúp tạo ra sự ổn định cho cả hệ sinh thái.
Thông qua kết quả nghiên cứu này, các nhà khoa học kêu gọi con người hãy mau chóng hành động để cứu lấy môi trường, các loài động vật trước khi quá muộn.
Theo Newsweek

>>"Nụ hôn thần chết" của cá miệng rộng, mở to gấp 4 lần phô diễn hàm răng lởm chởm

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top