Sâu dưới lòng đại dương, nơi mà các hung thần biển cả như cá mập hay cá voi sát thủ cũng phải nhường chỗ cho sinh vật này, cá răng nanh. Cái tên đã tiết lộ loại vũ khí đáng sợ nhất của chúng: những chiếc răng nanh khổng lồ và cực kỳ sắc bén.
Cá răng nanh, tên khoa học là Anoplogaster cornuta, đôi khi còn được gọi bằng biệt danh “cá yêu tinh”, sống ở mực nước sâu từ 198m đến gần 2000m trên khắp thế giới, cũng có ghi nhận nó xuất hiện ở độ sâu tới 4800m. Chúng là một trong những loài cá sống sâu nhất đã được tìm thấy.
Cá răng nanh hiếm khi bị lọt vào ống kính của con người. Theo Viện Nghiên cứu Thủy cung Vịnh Monterey ở California, trong thời gian 30 năm tìm kiếm bằng phương tiện điều khiển từ xa, các nhà khoa học mới chỉ nhìn thấy chúng khoảng 10 lần. Song, điều này không đồng nghĩa cá răng nanh thuộc nhóm siêu hiếm.
“Chúng sống rải rác ở gần như toàn bộ đại dương trừ 2 cực, do đó tổng số lượng dân cư có thể cao đáng kể. Song, chúng là loài ưa thích sống độc lập, nên sẽ rất khó phát hiện một nhóm tập trung ở bất kỳ nơi nào cụ thể”, Tracey Sutton, giáo sư thuộc Trung tâm Hải dương học Guy Harvey tại Nova Southeastern Đại học ở Florida cho biết.
Đến hiện tại, chỉ mới xác nhận danh tính một loài trong họ của nó, nên có thể nói cá răng nanh không có họ hàng gần. Dù kích thước cơ thể nhỏ, chỉ dài từ 15 đến 17cm khi trưởng thành, nhưng chúng lại sở hữu đầu và răng phát triển lớn bất thường so với các phần khác trên cơ thể.
Phần miệng của loài cá này bao phủ đầy những chiếc răng dài và nhọn, bao gồm 2 bộ răng nanh lớn ở hàm dưới và hàm trên, giúp chúng có thể bắt và giữ chặt con mồi ở nhiều kích cỡ khác nhau, một lợi thế quan trọng ở độ sâu khan hiếm thức ăn như vậy.
Cá răng nanh có xu hướng hoạt động tích cực hơn nhiều các loài cá biển sâu khác, chúng sẽ chủ động tìm kiếm thức ăn bằng cách bơi lên phía trên nhiều hơn, thay vì nằm phục kích một chỗ. Chế độ ăn thông thường của chúng bao gồm nhiều loài cá nhỏ khác nhau, động vật giáp xác và động vật chân đầu - nhóm có bạch tuộc, mực và mực nang.
Khi săn mồi, cá răng nanh sẽ mở miệng thật lớn và sau đó hút nạn nhân vào trong. “Chúng là loài phàm ăn nên có thể ăn bất kỳ thứ gì miễn là vừa với kích thước miệng”, Sutton cho biết.
Răng của loài này lớn hơn bất kỳ sinh vật biển nào. Trên thực tế, bộ răng to đến mức chủ nhân của nó cần phải có các túi đặc biệt ở vòm miệng trên để chứa răng ở hàm dưới khi khép miệng. Răng có màu từ nâu sẫm đến đen, phù hợp để ngụy trang dưới nước. Cơ thể của chúng được bao phủ bởi đầy vảy và gai.
Cá răng nanh có thị lực khá yếu nhưng để bù lại bất lợi này cùng môi trường sống thiếu sáng dưới nước, chúng phát triển dây biên - một hệ thống cảm thụ đặc biệt giúp phát hiện chuyển động và dao động trong môi trường nước xung quanh.“Chúng có một hệ thống dây thần kinh đầy phức tạp trên đầu. Theo cách nói thông thường, cá răng nanh có thể “lắng nghe” bằng khuôn mặt”, Sutton cho biết.
Sự sắp xếp phức tạp của cụm dây thần kinh là “đầu thu” của dây biên, đó là lý do tại sao phần trước của đầu cá răng nanh lại lớn vậy.
Cá răng nanh sinh sản thông qua thụ tinh bên ngoài, một quá trình mà cá cái sẽ đẻ trứng trong ổ và cá đực sẽ phóng tinh trùng vào ổ để thụ tinh. Kẻ thù của chúng là cá ngừ và cá đuối.
Mặc dù sống cách xa nền văn minh con người, nhưng chúng vẫn phải đối mặt với đe dọa gây ra bởi con người như hoạt động khai thác và thăm dò hóa thạch dưới biển sâu, đánh bắt thủy hải sản, và nghiêm trọng nhất là biến đổi khí hậu.
Ngoài cá răng nanh, những sinh vật sống ở đại dương sâu thẳm khác bao gồm mực ma cà rồng, bạch tuộc dumbo và comb jelly bụng đỏ.
Cá răng nanh hiếm khi bị lọt vào ống kính của con người. Theo Viện Nghiên cứu Thủy cung Vịnh Monterey ở California, trong thời gian 30 năm tìm kiếm bằng phương tiện điều khiển từ xa, các nhà khoa học mới chỉ nhìn thấy chúng khoảng 10 lần. Song, điều này không đồng nghĩa cá răng nanh thuộc nhóm siêu hiếm.
“Chúng sống rải rác ở gần như toàn bộ đại dương trừ 2 cực, do đó tổng số lượng dân cư có thể cao đáng kể. Song, chúng là loài ưa thích sống độc lập, nên sẽ rất khó phát hiện một nhóm tập trung ở bất kỳ nơi nào cụ thể”, Tracey Sutton, giáo sư thuộc Trung tâm Hải dương học Guy Harvey tại Nova Southeastern Đại học ở Florida cho biết.
Đến hiện tại, chỉ mới xác nhận danh tính một loài trong họ của nó, nên có thể nói cá răng nanh không có họ hàng gần. Dù kích thước cơ thể nhỏ, chỉ dài từ 15 đến 17cm khi trưởng thành, nhưng chúng lại sở hữu đầu và răng phát triển lớn bất thường so với các phần khác trên cơ thể.
Phần miệng của loài cá này bao phủ đầy những chiếc răng dài và nhọn, bao gồm 2 bộ răng nanh lớn ở hàm dưới và hàm trên, giúp chúng có thể bắt và giữ chặt con mồi ở nhiều kích cỡ khác nhau, một lợi thế quan trọng ở độ sâu khan hiếm thức ăn như vậy.
Cá răng nanh có xu hướng hoạt động tích cực hơn nhiều các loài cá biển sâu khác, chúng sẽ chủ động tìm kiếm thức ăn bằng cách bơi lên phía trên nhiều hơn, thay vì nằm phục kích một chỗ. Chế độ ăn thông thường của chúng bao gồm nhiều loài cá nhỏ khác nhau, động vật giáp xác và động vật chân đầu - nhóm có bạch tuộc, mực và mực nang.
Khi săn mồi, cá răng nanh sẽ mở miệng thật lớn và sau đó hút nạn nhân vào trong. “Chúng là loài phàm ăn nên có thể ăn bất kỳ thứ gì miễn là vừa với kích thước miệng”, Sutton cho biết.
Răng của loài này lớn hơn bất kỳ sinh vật biển nào. Trên thực tế, bộ răng to đến mức chủ nhân của nó cần phải có các túi đặc biệt ở vòm miệng trên để chứa răng ở hàm dưới khi khép miệng. Răng có màu từ nâu sẫm đến đen, phù hợp để ngụy trang dưới nước. Cơ thể của chúng được bao phủ bởi đầy vảy và gai.
Cá răng nanh có thị lực khá yếu nhưng để bù lại bất lợi này cùng môi trường sống thiếu sáng dưới nước, chúng phát triển dây biên - một hệ thống cảm thụ đặc biệt giúp phát hiện chuyển động và dao động trong môi trường nước xung quanh.“Chúng có một hệ thống dây thần kinh đầy phức tạp trên đầu. Theo cách nói thông thường, cá răng nanh có thể “lắng nghe” bằng khuôn mặt”, Sutton cho biết.
Cá răng nanh sinh sản thông qua thụ tinh bên ngoài, một quá trình mà cá cái sẽ đẻ trứng trong ổ và cá đực sẽ phóng tinh trùng vào ổ để thụ tinh. Kẻ thù của chúng là cá ngừ và cá đuối.
Mặc dù sống cách xa nền văn minh con người, nhưng chúng vẫn phải đối mặt với đe dọa gây ra bởi con người như hoạt động khai thác và thăm dò hóa thạch dưới biển sâu, đánh bắt thủy hải sản, và nghiêm trọng nhất là biến đổi khí hậu.
Ngoài cá răng nanh, những sinh vật sống ở đại dương sâu thẳm khác bao gồm mực ma cà rồng, bạch tuộc dumbo và comb jelly bụng đỏ.