Sinh vật đun sôi 100 độ C không chết, âm 27 độ C vẫn sống, ấu trùng nở được sau 10.000 năm

Trên hành tinh tưởng là nhỏ bé của chúng ta vẫn còn rất nhiều vùng đất chưa được khám phá. Đặc biệt là những sinh vật ẩn náu dưới đại dương đang chờ con người tìm thấy.
Một trong những sinh vật kỳ lạ như vậy là loài Artemia Salina, một loại tôm cổ đại đã tồn tại khoảng 100 triệu năm. Loài giáp xác thủy sinh này sống gần đáy biển của các đại dương và đáng ngạc nhiên là chúng có một số khả năng sinh tồn tuyệt vời, cho phép sống trong một thời gian dài hàng nghìn năm.

Khả năng thích nghi đáng kinh ngạc

Artemia Salina là một trong những loài động vật có khả năng thích nghi tốt nhất, vì có thể sống trong những điều kiện khắc nghiệt mà không bị ảnh hưởng. Kể cả khi bị đốt, dìm trong hóa chất, thậm chí đun sôi trong nước, nó vẫn không chết.
Không chỉ "bất tử" ở nhiệt độ cao, sinh vật đáng kinh ngạc này thích nghi đến mức, nó vẫn sống ở nhiệt độ -273 độ C.

Sinh vật đun sôi 100 độ C không chết, âm 27 độ C vẫn sống, ấu trùng nở được sau 10.000 năm
Một đặc điểm rõ ràng nhất là khả năng tồn tại dưới áp suất khí quyển nặng do nó sống dưới đáy sâu của đại dương. Không chỉ dưới biển, nó cũng sống sót cả trong không gian. Năm 1972, khi tàu Apollo 16 phóng lên vũ trụ để kiểm tra tác động của tia vũ trụ, các phi hành gia cũng lấy Artemia Salina để xem nó có sống sót không và kết quả hoàn toàn làm họ ngạc nhiên.
Bạn sẽ còn sửng sốt hơn nữa khi biết đây chỉ là một con vật vô cùng bé nhỏ, chỉ dài trung bình 15mm.

Hồi sinh thần kỳ

Con cái không cần con đực mà vẫn có thể sinh sản dễ dàng. Vì chúng có thể để trứng rồi nở ngay lập tức. Nếu trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt hoặc thiếu thức ăn, con cái đẻ ra vỏ cứng chứa ấu trùng phát triển đầy đủ sẽ chui ra khỏi vỏ khi có "thời cơ".
Vào đầu những năm 90, một số thợ tìm kiếm xăng dầu đã đào và tìm thấy một loạt các vỏ cứng này do Artemia Salina đẻ. Khi mang vỏ lên bờ, chúng nở ra nhưng ấu trùng bên trong đã là con trưởng thành.

Sinh vật đun sôi 100 độ C không chết, âm 27 độ C vẫn sống, ấu trùng nở được sau 10.000 năm
Từ những phân tích sâu về vỏ sò, dấu vết carbon cho thấy chúng đã hơn 10.000 năm tuổi, là ấu trùng đã phát triển đầy đủ bên trong chờ đến một nơi thuận lợi hơn để nở. Điều này cũng có nghĩa, ấu trùng loài tôm nhỏ có thể tồn tại lâu hơn nữa nếu không bị tác động. Thậm chí có thể 10.000 năm hoặc... 100.000 năm.
Các chuyên gia nói rằng, sinh vật này khi còn bên trong lớp vỏ cứng có thể chống lại sự mất nước cực độ lên đến 97%. Khi đó, nó sẽ bước vào một thời kỳ dài đóng băng, giống như cách một con gấu ngủ đông vào mùa đông, nhưng phức tạp hơn nhiều.
Quá trình này được gọi là anhydrobiosis hay nói một cách đơn giản hơn, là sự sống không có nước, tạo ra khả năng sống của một sinh vật mà hầu như không có nước. Đó thực sự là điều thần kỳ.


>>>Sự hồi sinh của thủy quái khổng lồ sông Amazon, có thể dài đến 3 mét và nặng 200kg

Nguồn historyofyesterday
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top