Sinh vậy kỳ lạ có thể dài đến 46 mét, dài hơn cả cá voi xanh lớn nhất hành tinh

xunghuduongkhi

Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Siphonophore (Thủy tức ống), sinh vật biển kỳ lạ sống ở mọi đại dương trên thế giới, có thể dài hơn cả cá voi xanh, động vật lớn nhất hành tinh, với chiều dài lên tới 46 mét.

Có khoảng 175 loài siphonophore sinh sống ở vùng biển sâu. Mặc dù siphonophore có thể trông giống một sinh vật đơn lẻ, nhưng thực chất nó là một quần thể bao gồm nhiều cá thể riêng lẻ gọi là zooid. Mỗi zooid đảm nhận một chức năng riêng biệt, ví dụ như bắt mồi, tiêu hóa, sinh sản hoặc bơi lội. Các zooid không thể tồn tại độc lập vì chúng phụ thuộc lẫn nhau để hình thành cơ thể siphonophore.

Siphonophore phát triển từ một zooid nở ra từ trứng đã thụ tinh. Zooid đầu tiên này phát triển vùng sinh trưởng, từ đó các zooid mới mọc lên. Siphonophore tự nhân bản vô tính để tạo ra ngày càng nhiều zooid.

1727837012256.png


Siphonophore ăn nhiều loại động vật biển nhỏ, bao gồm sinh vật phù du, cá và giáp xác. Một số zooid sử dụng chất độc để bắt mồi bằng các xúc tu nhỏ có chứa chất độc gây tê liệt. Để săn mồi, chúng tung xúc tu, khiến con mồi bất động trước khi kéo thức ăn vào miệng. Năm 2020, các nhà sinh vật học hải dương đã ghi hình một con siphonophore (Praya dubia) khổng lồ dài 45,7 mét tạo ra vòng xoắn chết người để bẫy con mồi ở phía tây Australia.

Nhiều loài siphonophore cũng phát quang sinh học và tạo ra ánh sáng thông qua phản ứng hóa học để thu hút con mồi. Đa số loài phát sáng màu xanh lá cây hoặc xanh dương, nhưng một loài siphonophore thuộc chi Erenna lại phát sáng màu đỏ - một hiện tượng hiếm gặp trong thế giới động vật biển.

Siphonophore thường bị rùa biển hoặc cá lớn ăn thịt. Một số loài có thể sử dụng xúc tu có độc để tự vệ. Chúng cũng là mục tiêu của loài giáp xác nhỏ trong suốt tên là Phronima, có thể cắn xuyên qua siphonophore để sống bên trong cơ thể chúng, khiến chúng chết dần.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top