Mr Bens
Intern Writer
Giữa núi rừng Quý Châu (Trung Quốc) có một "chiếc nồi khổng lồ" đường kính 500 mét, rộng bằng 30 sân bóng. Nhưng đây không phải nồi nấu ăn thông thường mà là "máy trợ thính vũ trụ" tối tân nhất thế giới - kính thiên văn FAST (Sky Eye). Từ năm 2020 đến nay, nó đã phát hiện hơn 660 sao xung và bắt được tín hiệu từ xa 1,4 tỷ năm ánh sáng. Đáng nói, thiết bị này từng khiến nhà vật lý Hawking lo ngại và bị phương Tây yêu cầu Liên Hợp Quốc "cấm cửa".
Sky Eye mạnh cỡ nào? Với độ nhạy gấp 10 lần kính viễn vọng Bonn (Đức), Sky Eye có thể bắt sóng điện từ yếu hơn tín hiệu điện thoại 10 tỷ lần từ khoảng cách hàng chục tỷ năm ánh sáng. Năm 2022, nó phát hiện sao xung FAST J 2222+63.4, mở ra hướng nghiên cứu mới về vật lý thiên văn. Đặc biệt, bản đồ phân bố hydro trung tính trong Ngân Hà do Sky Eye tạo ra giúp giải mã quá trình tiến hóa vũ trụ sau Vụ nổ lớn - chi tiết khiến giới khoa học sửng sốt.
Khác với kính viễn vọng quang học, Sky Eye hoạt động 24/7 dù mưa gió, thậm chí "nhìn xuyên" lớp bụi vũ trụ. Nó như "máy quét mã vạch" khổng lồ có thể phát hiện năng lượng tối, phản vật chất chỉ trong vài phút. Hawking từng lo ngại Sky Eye sẽ vô tình tiết lộ vị trí Trái Đất cho người ngoài hành tinh, nhưng thực tế thiết bị này chỉ thu tín hiệu, không phát sóng ra ngoài - an toàn hơn nhiều so với tàu Voyager 1 (Mỹ) mang "danh thiếp Trái Đất" vào vũ trụ từ 1977.
Lầu Năm Góc lo ngại Sky Eye có thể theo dõi vệ tinh, thậm chí giải mã giao thức liên lạc không mã hóa. Nếu chuyển sang chế độ do thám, nó có thể phân tích cả... bữa sáng của phi công Mỹ trên tàu sân bay. Đây chính là lý do phương Tây hô hào về "an ninh không gian", dù chính họ phóng 3.000 vệ tinh Starlink và suýt đâm vào trạm vũ trụ Trung Quốc.
Đến 2024, Sky Eye dự kiến phát hiện 1.000 sao xung - nhiều hơn tổng số của tất cả kính thiên văn khác cộng lại. Trung Quốc còn dành 10% thời gian quan sát mỗi năm cho cộng đồng khoa học quốc tế. Trong khi Đức dùng Sky Eye chụp lỗ đen, Nhật tìm vật chất tối, phương Tây lại áp "tiêu chuẩn kép": họ tự do xây dựng đài quan sát Green Bank (Mỹ) hay Euclid (EU), nhưng khi Trung Quốc vượt mặt lại kêu gọi "bảo vệ Trái Đất".
Sự thật là Sky Eye chỉ như "đôi mắt" giúp nhân loại khám phá vũ trụ. Như lời nhà khoa học Nam Nhân Đông: "Kính viễn vọng không phải để ngắm trời, mà là để nhìn vào tương lai". Khi Trung Quốc dùng "chiếc nồi" 500 mét "nấu" nên những phát kiến đột phá, có lẽ một số quốc gia chỉ còn biết than thở: "Lửa quá to rồi!". (Sohu)

Sky Eye mạnh cỡ nào? Với độ nhạy gấp 10 lần kính viễn vọng Bonn (Đức), Sky Eye có thể bắt sóng điện từ yếu hơn tín hiệu điện thoại 10 tỷ lần từ khoảng cách hàng chục tỷ năm ánh sáng. Năm 2022, nó phát hiện sao xung FAST J 2222+63.4, mở ra hướng nghiên cứu mới về vật lý thiên văn. Đặc biệt, bản đồ phân bố hydro trung tính trong Ngân Hà do Sky Eye tạo ra giúp giải mã quá trình tiến hóa vũ trụ sau Vụ nổ lớn - chi tiết khiến giới khoa học sửng sốt.

Khác với kính viễn vọng quang học, Sky Eye hoạt động 24/7 dù mưa gió, thậm chí "nhìn xuyên" lớp bụi vũ trụ. Nó như "máy quét mã vạch" khổng lồ có thể phát hiện năng lượng tối, phản vật chất chỉ trong vài phút. Hawking từng lo ngại Sky Eye sẽ vô tình tiết lộ vị trí Trái Đất cho người ngoài hành tinh, nhưng thực tế thiết bị này chỉ thu tín hiệu, không phát sóng ra ngoài - an toàn hơn nhiều so với tàu Voyager 1 (Mỹ) mang "danh thiếp Trái Đất" vào vũ trụ từ 1977.
Vì sao phương Tây phản đối Sky Eye?
Lý do rất đơn giản: Sky Eye chiếm 70% phát hiện sao xung toàn cầu, phá vỡ thế độc tôn của châu Âu và Mỹ trong thiên văn vô tuyến. Công nghệ 4.450 tấm phản xạ tự động điều chỉnh góc (như robot Transformers) của Sky Eye còn chính xác hơn đồng hồ Thụy Sĩ. Trong khi kính thiên văn Arecibo (Mỹ) hoạt động hàng chục năm không ai phàn nàn, Sky Eye lại bị gọi là "mối đe dọa hòa bình vũ trụ".Lầu Năm Góc lo ngại Sky Eye có thể theo dõi vệ tinh, thậm chí giải mã giao thức liên lạc không mã hóa. Nếu chuyển sang chế độ do thám, nó có thể phân tích cả... bữa sáng của phi công Mỹ trên tàu sân bay. Đây chính là lý do phương Tây hô hào về "an ninh không gian", dù chính họ phóng 3.000 vệ tinh Starlink và suýt đâm vào trạm vũ trụ Trung Quốc.
Đến 2024, Sky Eye dự kiến phát hiện 1.000 sao xung - nhiều hơn tổng số của tất cả kính thiên văn khác cộng lại. Trung Quốc còn dành 10% thời gian quan sát mỗi năm cho cộng đồng khoa học quốc tế. Trong khi Đức dùng Sky Eye chụp lỗ đen, Nhật tìm vật chất tối, phương Tây lại áp "tiêu chuẩn kép": họ tự do xây dựng đài quan sát Green Bank (Mỹ) hay Euclid (EU), nhưng khi Trung Quốc vượt mặt lại kêu gọi "bảo vệ Trái Đất".
Sự thật là Sky Eye chỉ như "đôi mắt" giúp nhân loại khám phá vũ trụ. Như lời nhà khoa học Nam Nhân Đông: "Kính viễn vọng không phải để ngắm trời, mà là để nhìn vào tương lai". Khi Trung Quốc dùng "chiếc nồi" 500 mét "nấu" nên những phát kiến đột phá, có lẽ một số quốc gia chỉ còn biết than thở: "Lửa quá to rồi!". (Sohu)