Smartphone có thể đắt hơn vì công ty “vô danh” này, không làm smartphone nhưng quyền lực chẳng kém gì Google

Kim Chi Ngọc Diệp

Editor
Thành viên BQT
Trên thị trường di động, để những công ty như Xiaomi, Oppo hay Apple có thể bán hàng tới tay người tiêu dùng, cần đến vô số hãng khác góp phần tạo nên chiếc điện thoại. Ví dụ Sony sản xuất cảm biến camera cho iPhone và nhiều flagship Trung Quốc, Micron chế tạo chip nhớ, Samsung làm màn hình,...
Mỗi chiếc smartphone nhỏ bé lại chứa tới hơn 1.000 linh kiện khác nhau, được thiết kế và kết hợp 1 cách tinh vi. Tất cả đều ảnh hưởng tới giá thành điện thoại. Khi những giá linh kiện tăng, rõ ràng các nhà sản xuất như Xiaomi hay Apple không còn lựa chọn nào khác phải tăng giá sản phẩm để bù vào đó.
Nếu vài năm trở lại đây, bạn thấy giá bán smartphone đang trở nên đắt hơn thì đây chính là 1 trong nhiều nguyên nhân ảnh hưởng. Song, theo thông tin mới đây thì giá smartphone có thể tiếp tục tăng bởi 1 công ty ít người biết tới. Dù không sản xuất linh kiện hay chiếc điện thoại nào, công ty công nghệ này quyền lực chẳng kém gì Google.

Quyền lực ngầm

Đối với những ai không biết, ARM là công ty công nghệ thuộc sở hữu tập đoàn SoftBank (Nhật Bản). Họ không làm ra sản phẩm vật lý nhưng kinh doanh chất xám thông qua hoạt động cấp phép bản quyền. Khách hàng của họ chính là các công ty sản xuất chip như Qualcomm, Samsung, MediaTek,... Họ sẽ tính phí bản quyền kiến trúc chip Cortex và tập lệnh thực thi qua 1 tỉ lệ phần trăm nhất định. Ngay cả Apple tùy biến chip A cũng phải dựa trên giấy phép của ARM.
Smartphone có thể đắt hơn vì công ty “vô danh” này, không làm smartphone nhưng quyền lực chẳng kém gì Google
Quyền lực của ARM trên thị trường di động chẳng kém gì Google
Theo thông tin từ Financial Times mới đây, hoạt động cấp phép này sắp có sự thay đổi lớn và sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ ngành smartphone. Quyền lực ARM chẳng khác nào Google nắm hệ điều hành Android trong tay.

Thay đổi cách tính phí

Thay vì tính phí theo tỉ lệ phần trăm từng con chip, ARM sắp tới có thể đổi sang tính phí phần trăm cho nhà sản xuất, dựa trên toàn bộ giá trị của chiếc điện thoại. Điều này có thể dẫn tới các hãng đang bán smartphone như Samsung, Google, Xiaomi,... phải cắt giảm biên lợi nhuận trên mỗi máy bán ra. Hoặc đơn giản là tăng giá sản phẩm bù vào phần đó, tương tự như việc linh kiện cấu thành tăng lên dẫn tới tăng giá.
Theo các nguồn tin, Apple có thể loại bỏ khoản phí này. Công ty dường như là khách hàng duy nhất có thể đạt được thỏa thuận đặc biệt nào đó với ARM, giúp họ tránh được cách tính phí mới. Quyết định thay đổi cấp phép của ARM có thể được công bố vào cuối năm nay. Như vậy, nếu như những gì mà báo chí đăng tải, điện thoại Android có thể tiếp tục tăng giá vào năm sau. Nếu không, các công ty sản xuất phải chấp nhận hạ bớt lợi nhuận để tránh sụt giảm doanh số.


>>> Nvidia thâu tóm ARM thất bại.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top