So sánh 2 USB đáng mua nhất tầm giá 200.000 đồng: Lexar JumpDrive Dual Drive D400 và KIOXIA TransMemory U366

xunghuduongkhi

Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Ngày nay, USB đã ít được sử dụng hơn trước do sự nở rộ của các dịch vụ lưu trữ đám mây. Tuy nhiên, cá nhân mình vẫn thấy có 1 số lí do để USB tiếp tục tồn tại.
+ Đáng tin cậy, có thể hoạt động độc lập mà không cần kết nối Internet, cũng không phụ thuộc vào tốc độ mạng như những dịch vụ lưu trữ đám mây.
+ Nhanh gọn, đơn giản, dễ dùng. Chỉ việc cắm vào cổng USB là máy tính nhận ngay, không phiền phức như các nền tảng đám mây, không cần cài thêm phần mềm.
+ Kích thước gọn nhẹ, dễ cất, thậm chí có thể móc vào chùm chìa khóa hay bỏ trong ngăn ví. Khoản này ăn đứt ổ cứng SSD di động.

*Xem thêm: Khám phá USB KIOXIA: giải pháp lưu trữ nhỏ gọn tiện lợi, nhanh chóng, an toàn cho mọi người.
So sánh 2 USB đáng mua nhất tầm giá 200.000 đồng: Lexar JumpDrive Dual Drive D400 và KIOXIA TransMemory U366
USB Lexar JumpDrive Dual Drive D400
So sánh 2 USB đáng mua nhất tầm giá 200.000 đồng: Lexar JumpDrive Dual Drive D400 và KIOXIA TransMemory U366
USB KIOXIA TransMemory U366
Trong bài viết này, mình sẽ thử so sánh chiếc USB đang sử dụng là TransMemory U366 của thương hiệu KIOXIA với USB Lexar JumpDrive Dual Drive D400. Cả 2 đều có giá khoảng 250.000 đồng, nhỏ gọn và chung mức dung lượng 64GB.

Thiết kế, dung lượng

Trong khi ở trên bảng so sánh, mình chọn mốc chung là 64GB thì thực chất, bên ngoài cả LEXAR và KIOXIA đều bán thẻ nhớ với 4 mức dung lượng.
USB KIOXIA TransMemory U366 có 4 mức dung lượng là 16GB, 32GB, 64GB, 128GB.
USB Lexar JumpDrive Dual Drive D400 cũng có 4 mức dung lượng 32GB, 64GB, 128GB, 256GB.

So sánh 2 USB đáng mua nhất tầm giá 200.000 đồng: Lexar JumpDrive Dual Drive D400 và KIOXIA TransMemory U366
Thiết kế cả 2 đều gọn nhẹ nhưng KIOXIA có lợi thế hơn là cả 3 chỉ số đều nhỏ hơn LEXAR, có nghĩa nhỏ hơn, ít chiếm diện tích hơn. Thậm chí cả trọng lượng cũng gọn nhẹ hơn luôn, kể cả đeo lên cổ cũng không cảm giác gì.
Cả 2 USB đều có lỗ xỏ dây đeo, tiện cho việc móc vào chìa khóa hay được khuyên dùng bởi hãng. Ngoài ra, vỏ ngoài đều làm bằng kim loại tạo cảm giác bền bỉ, chắc chắn, “ăn đứt” các USB rẻ tiền vẫn dùng vỏ nhựa kém sang. Cả KIOXIA và LEXAR đều ghi điểm mặt này.
Song, LEXAR có 1 điểm hơn là cắm bằng 2 đầu, vừa USB-C vừa USB-A, khá là tiện lợi trong bối cảnh kết nối phức tạp như hiện nay. Còn USB KIOXIA chỉ có 1 cổng cắm là USB-A duy nhất, kém linh hoạt hơn.

So sánh 2 USB đáng mua nhất tầm giá 200.000 đồng: Lexar JumpDrive Dual Drive D400 và KIOXIA TransMemory U366
USB KIOXIA gọn nhẹ hơn, vỏ nhôm sang trọng

Hiệu suất

Trên lý thuyết, LEXAR sẽ nhanh hơn khi có tốc độ đọc 130MBps còn USB KIOXIA là 100MBps. Tuy vậy trong điều kiện thử nghiệm thực tế, mình thấy tốc độ đọc của TransMemory U366 khá ổn định.
Sử dụng phần mềm CrystalDiskMark, tốc độ đo được lên đến 140MBps đã cao hơn công bố. Mình thử đi thử lại 5 lần đều ra kết quả dao động từ 137 đến 140MBps. So với sản phẩm LEXAR cũng không quá kém.
Do vậy, chênh lệch về hiệu suất giữa 2 sản phẩm này trong điều kiện thực tế có lẽ cũng không quá lớn.

So sánh 2 USB đáng mua nhất tầm giá 200.000 đồng: Lexar JumpDrive Dual Drive D400 và KIOXIA TransMemory U366
Kết quả đo tốc độ USB KIOXIA bằng phần mềm CrystalDiskMark
Ngoài ra, các bạn cũng cần lưu ý 1 chút về tốc độ đọc. Đối với USB KIOXIA TransMemory U366 phiên bản 128GB thì tốc độ đọc có thể lên đến 200MB/s. Còn Lexar JumpDrive Dual Drive D400 phiên bản 32GB sẽ chỉ có tốc độ đọc 100MB/s.
Nghĩa là K
IOXIA TransMemory U366 128GB sẽ là chiếc USB có tốc độ nhanh nhất trong mọi phiên bản bộ nhớ của 2 mẫu USB này. Kể cả khi giá đã rẻ hơn Lexar JumpDrive Dual Drive D400 128GB.
*Xem thêm: Đánh giá USB KIOXIA 32GB nhỏ hơn 1 ngón tay giá chỉ 200.000 đồng, thiết kế sang trọng, thương hiệu Nhật Bản.

Kết luận

Qua bài so sánh nhanh này, chúng ta có thể rút ra kết luận rằng USB LEXAR có tốc độ nhỉnh hơn 1 chút nhưng không chênh quá nhiều trong thực tế với KIOXIA. Trong khi đó, USB KIOXIA ghi điểm ở nhiều mặt về thiết kế, còn LEXAR lại “*******” ở việc có 2 cổng kết nối.
So sánh 2 USB đáng mua nhất tầm giá 200.000 đồng: Lexar JumpDrive Dual Drive D400 và KIOXIA TransMemory U366
Nếu có nhu cầu mua 1 chiếc USB tới từ thương hiệu uy tín, thiết kế sang trọng mà tốc độ lại ổn định, các bạn có thể cân nhắc giữa Lexar JumpDrive Dual Drive D400 hoặc KIOXIA TransMemory U366 tùy vào nhu cầu và sở thích. Link mua hàng chính hãng mình sẽ để bên dưới.

=> USB KIOXIA TransMemory U366 <=
=> USB Lexar JumpDrive Dual Drive D400 <=
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top