Sony đã có cổ phần trong Kadokawa, tại sao họ còn muốn thâu tóm cả tập đoàn?

SummerKisses❤️WinterTears

Bao Nhiêu Tình Yêu, Bấy Nhiêu Nước Mắt
Thành viên BQT
Sony đã giữ khoảng 2% cổ phần của KADOKAWA và đầu tư khoảng 14% vào studio From Software, nhưng bây giờ họ lại muốn thâu tóm luôn cả tập đoàn. Có khác biệt gì giữa khoản đầu tư trước đây và hành động này?

Tầm nhìn về bản nghiệp và phụ nghiệp​


Takahiro Suzuki, CEO của Hyakunen Consulting, từng gặp gỡ và nói chuyện với cố CEO của Sony là ông Nobuyuki Idei, đã giải thích rằng: thương vụ KADOKAWA sẽ giới thiệu tới công chúng 1 bộ mặt mới của tập đoàn. Đây sẽ là lời chào từ của 1 siêu tập đoàn truyền thông.

Dựa trên tầm nhìn của Idei, 1 doanh nghiệp cần phải xác định được bản nghiệp và phụ nghiệp của mình là gì khi đầu tư. Suzuki nói rằng thời điểm đó, Sony được định hình là 1 công ty điện tử tiêu dùng, nổi tiếng với TV, máy nghe nhạc, đài phát thanh, đĩa CD. Các khoản đầu tư trái ngành như Music hay Pictures chỉ là phụ, không được xem trọng.

1732695722317.png


Thông qua M&A và đầu tư cổ phần, Sony xác định đổ tiền vào các mặt hàng điện tử mới là kinh doanh cốt lõi, là chính nghiệp. Đó là khoản đầu tư 100% và hướng đến lâu dài, thậm chí vĩnh viễn. Còn các khoản vốn nhỏ chủ yếu đầu tư cho thứ xác định là phụ nghiệp, nếu hoạt động tốt thì duy trì còn đi xuống thì xem xét thoái vốn. Nếu cổ phiếu lên thì bán lấy lời, không cần đảm bảo sở hữu toàn phần lâu dài như chính nghiệp.

Điển hình Sony Music từng là công ty niêm yết, phát hành cổ phiếu chào mời nhà đầu tư. Khi bước vào thời đại kỹ thuật số, chúng ta chứng kiến kỷ nguyên mà nội dung trở thành hoạt động kinh doanh cốt lõi của Sony. Thế là họ mua lại Sony Music thành công ty toàn phần, xác định âm nhạc sẽ thành chính nghiệp.

Tương tự là Sony Computer Entertainment, ban đầu lấy việc kinh doanh laptop Vaio làm chính, PlayStation chỉ là 1 dự án phụ không quan trọng. Nhưng theo thời gian, PlayStation chứng minh được giá trị kinh tế của mình, còn Vaio ngày càng sa sút. Cuối cùng, họ bán Vaio còn PlayStation thành mũi nhọn. Sony Computer Entertainment đổi tên thành Sony Interactive Entertainment, thể hiện tầm nhìn lấy game làm trung tâm.

1732695734080.png


Thời điểm Sony bỏ ra 2.3 tỷ USD mua lại EMI Publishing chính là lúc hoạt động kinh doanh cốt lõi của tập đoàn không còn được xác định là thiết bị điện tử nữa. Chính nghiệp từ điện tử thành giải trí, phụ nghiệp thì chứng kiến ngược lại. Giả sử thâu tóm diễn ra tốt đẹp và KADOKAWA gia nhập tập đoàn, đó sẽ là 1 phần trong chính nghiệp của họ. Khoản đầu tư cổ phần trước đây được Sony coi là phụ nghiệp, khi thấy phù hợp, họ nâng cấp nó lên thành chính nghiệp.

Vậy sau khi thành chính nghiệp, KADOKAWA đóng góp giá trị gì?​


Trong BCTC, các phân khúc kinh doanh của KADOKAWA được chia thành 5 phân khúc, trong đó phân khúc có thu nhập đầu tiên và lớn nhất là "Xuất bản/Sáng tạo tài sản trí tuệ". Kiếm nhiều tiền thứ hai là "trò chơi điện tử" rồi đến "anime" có lợi nhuận thấp hơn một chút. Tiếp theo là "dịch vụ web" ở vị trí thứ tư và cuối cùng "giáo dục/công nghệ giáo dục" ở vị trí thứ 5.

Từ khóa quan trọng ở đây là sáng tạo IP tức cái đầu tiên. Nếu mô tả mô hình kinh doanh phức tạp của KADOKAWA một cách đơn giản nhất, chúng ta có thể giải thích rằng họ kiếm tiền bằng cách lấy IP (bản quyền nhân vật và tác phẩm) được tạo ra bằng cách xuất bản light novel, sau đó phát triển chúng thành anime, trò chơi điện tử,...

1732695758713.png


Đối chiếu nó sang Sony, tập đoàn hiện được định vị là một trong những công ty giải trí hàng đầu thế giới, ông trùm sở hữu đế chế trải dài từ game, phim, nhạc và anime. Tuy nhiên, họ lại thiếu hụt IP gốc. Trong BXH những franchise media lớn nhất thế giới, Nhật Bản có 5 đại diện trong top 10: Pokemon, Hello Kitty, Anpanman, MarioShonen Jump. Mở rộng ra top 20 thì có thêm One Piece hay Yu-Gi-Oh!. Và điều thú vị ở danh sách này là không có IP Sony nào xuất hiện.

Đây có thể là thiếu sót mà Sony cần bù đắp, và KADOKAWA với thế mạnh về sáng tạo IP chính là mảnh ghép cuối cùng còn thiếu. Tập đoàn cảm thấy cần có chiến lược bổ sung hoạt động sáng tạo IP vào kinh doanh cốt lõi của mình, trụ cột giải trí thứ 5 sẽ xuất hiện - xuất bản. Bạn thấy đấy, thương vụ này có thể né tránh chống độc quyền vì vốn dĩ Sony không có hoạt động xuất bản từ đầu, chỉ có hoạt động anime và video game của 2 bên là chồng chéo nhau, chúng ta sẽ xem họ đối phó như thế nào?

Giá cổ phiếu KADOKAWA đã tăng 1.5 lần kể từ khi có thông tin thâu tóm, còn Sony đang có vốn hóa hơn 18,000 tỷ Yên lớn thứ 3 tại Nhật Bản. Nếu mua lại KADOKAWA, điều đó nghĩa là tiếp quản một công ty có quy mô bằng 1/30 của giá trị tập đoàn. Không đáng kể lắm. Tuy nhiên, nếu nhìn vào các doanh nghiệp mới được thêm vào, việc mua lại sẽ bổ sung hàng loạt khả năng đa dạng đáng kinh ngạc cho họ.

Expo 2019 2.jpeg


Hàng loạt studio anime và game, hàng loạt nhà xuất bản, dịch vụ web và chia sẻ video, các cơ sở giáo dục, tất cả sẽ nằm dưới sự bảo trợ của Sony.

Dựa trên phân khúc sáng tạo IP mới kết nạp, tập đoàn có thể mở rộng ra các hoạt động cốt lõi gồm trò chơi điện tử, âm nhạc, phim ảnh và anime. Bản thân KADOKAWA không có sẵn IP mạnh như Nintendo hay Shueisha, nhưng họ có ích rất lớn cho trò chơi PlayStation, phim Sony Pictures và nghệ sĩ Sony Music (anime, anisong, mobile game cũng nằm trong đây).

1 lợi thế lớn cho Sony là trong 4 NXB lớn nhất Nhật Bản gồm KADOKAWA, Shueisha, Kodansha và Shogakukan, thì KADOKAWA chính là mục tiêu dễ thâu tóm nhất. Họ vừa trải qua 2 scandal nghiêm trọng trong lịch sử là vụ bê bối Thế vận hội khiến ông Fumihiko Kadokawa phải rời khỏi chức vụ quản lý, kéo theo hàng loạt giám đốc khác bị điều tra. Và vụ tấn công mạng vào Niconico khiến dữ liệu thông tin hàng trăm ngàn người bị lộ. Phần đông giới chuyên gia và đầu tư đều phấn chấn trước vụ thâu tóm này, trái ngược với phản ứng tiêu cực của cộng đồng.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top