Sony đẩy mạnh kinh doanh màn hình microLED khi xu thế trường quay ảo nở rộ

Nan Đắc Hữu Tình Nhân

Quan Thục Di
Thành viên BQT
Virtual production hay còn gọi là “studio ảo,” “trường quay ảo” đang xu thế sản xuất nội dung nở rộ những năm qua. Rất nhiều công ty đang đổ xô theo làn sóng này, được coi là giải pháp giúp rút ngắn thời gian hậu kì trong khi tiết kiệm chi phí hơn so với phông xanh.
Sony là 1 trong các hãng tích cực thúc đẩy trường quay ảo nhất. Theo hãng thông tấn
Reuters, tập đoàn Nhật Bản đang tập trung mở rộng mảng kinh doanh này khi chứng kiến xu hướng tăng trưởng vượt trội, dựa trên năng lực công nghệ sẵn có của họ.


Công ty bán giải pháp sản xuất ảo cho những bên có nhu cầu, ví dụ studio, đài truyền hình, hãng phim,... Họ lắp những màn hình LED khổng lồ hiển thị hình ảnh được dựng bằng máy tính, có thể chuyển cảnh linh hoạt để quay liên tiếp nhiều bối cảnh khác nhau mà không cần phải di chuyển tới thực địa.
Trong khi đó, diễn viên đứng trước màn hình vẫn có thể tự do diễn xuất và tương tác với bạn diễn và 1 số đồ vật. Đây được coi là giải pháp thay thế phông xanh truyền thống với ưu điểm tạo ra bối cảnh chân thực hơn bởi tấm nền, giúp diễn viên nhập vai tốt hơn.


Công ty Nhật Bản sở hữu nhiều ưu thế công nghệ để nắm bắt xu hướng này so với nhiều đối thủ khác đang cung cấp giải pháp tương tự. Họ sản xuất từ cảm biến hình ảnh lắp trong camera cho tới tấm nền chi chít các con chip microLED siêu siêu nhỏ. Đồng thời, bản thân Sony cũng là 1 hãng phim lớn ở Hollywood.
Trong 1 thập kỷ trở lại đây, Sony đã giảm dần sự phụ thuộc vào việc bán đồ điện tử tiêu dùng để tập trung vào trò chơi điện tử, phim ảnh và âm nhạc. Tuy nhiên, họ vẫn rất xông xáo ở thị trường thiết bị chuyên nghiệp như dòng camera điện ảnh CineAlta. Một số bom tấn ăn khách như Top Gun: Maverick hay Avatar: The Way of Water được ghi hình bởi VENICE do Sony sản xuất.

Sony đẩy mạnh kinh doanh màn hình microLED khi xu thế trường quay ảo nở rộ
Một studio ảo tại Nhật lắp đặt màn hình microLED của Sony
Để thúc đẩy xu hướng studio ảo, hãng còn đầu tư vào công ty Epic Games sở hữu phần mềm Unreal Engine. Dựa vào đó tạo ra bộ công cụ làm việc cho các nhà sản xuất trong môi trường kĩ thuật số. Tập đoàn đang dần hoàn thiện giải pháp trường quay ảo của mình, từ màn hình microLED, camera điện ảnh cho tới phần mềm, plugin.
Tốc độ tăng trưởng hàng năm của họ đạt 35%, nhanh hơn quy mô thị trường. Tỉ trọng đóng góp doanh thu của phần mềm dịch vụ có xu hướng tăng ngay từ sớm, hứa hẹn tạo ra nguồn thu ổn định lâu dài. Khách hàng có thể chỉ lắp đặt phần cứng Sony 1 lần, nhưng sau đó liên tục chi tiêu vào phần mềm dịch vụ để phục vụ sản xuất.

Sony đẩy mạnh kinh doanh màn hình microLED khi xu thế trường quay ảo nở rộ
Studio ảo Kiyosumi Shirakawa BASE sử dụng giải pháp do Sony cung cấp
Nhà phân tích Kota Ezawa của Citigroup cho biết: “Thị trường vẫn còn ở giai đoạn sơ khai nên Sony có rất nhiều cơ hội mở rộng về sau”.

>>> TV microLED của Samsung và LG mua chip LED từ Trung Quốc.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top