Sony Music đã đánh bản quyền gần 10.000 sản phẩm deepfake

SummerKisses❤️WinterTears

Bao Nhiêu Tình Yêu, Bấy Nhiêu Nước Mắt
Thành viên BQT
Chuck Schumer, chính trị gia lãnh đạo Đa số Thượng viện Mỹ đã tổ chức 1 diễn đàn thảo luận về trí tuệ nhân tạo (AI) hôm 29/11. Buổi thảo luận tập trung vào tầm quan trọng và vai trò của bản quyền trong thời đại AI bùng nổ, nhằm đánh giá những tác động và đưa ra hướng phản ứng phù hợp.
Tại đây, Dennis Kooker đến từ tập đoàn âm nhạc lớn thứ 2 thế giới đã có bài phát biểu, nêu rõ quan điểm của công ty về chủ đề đang rất nóng này.
Đây là quan điểm công khai đầu tiên của Sony Music về chủ đề AI trong lĩnh vực sáng tác âm nhạc. 1 tuần trước đó, YouTube đã thử nghiệm 1 dự án AI mới có tên Dream Track cho phép creator của nền tảng này clone giọng hát của giới chuyên nghiệp. Thử nghiệm có sự tham gia của 1 số nghệ sĩ đến từ WMG và UMG, tuy nhiên lại thiếu vắng Sony.
Sony Music đã đánh bản quyền gần 10.000 sản phẩm deepfake
Sony là 1 trong các tập đoàn giải trí toàn diện nhất thế giới khi sở hữu hãng thu âm lớn thứ 2 thế giới, hãng video game lớn nhất, 1 trong 5 hãng phim lớn nhất và kho anime bản quyền lớn nhất hành tinh
Theo đó, Sony Music phản đối quan điểm rộng rãi hiện nay, cho rằng "âm nhạc có thể được dùng cho mục đích đào tạo [mô hình AI]. Để cho 1 số công ty được quyền chiếm đoàn toàn bộ giá trị sáng tạo mà họ vốn dĩ không được phép. Từ đó, xây dựng công việc kinh doanh dựa trên sản phẩm sáng tạo của người khác mà không phải trả tiền..."
Kooker cho biết tập đoàn đã đánh bản quyền gần 10.000 sản phẩm deepfake vi phạm trái phép khỏi các nền tảng trực tuyến. Ông cho biết Sony Music đánh giá cao tiềm năng của AI, song không đồng tình cho 1 số hành viu trục lợi không mang lại lợi ích kinh tế hoặc nâng cao khả năng sáng tạo.
Đặc biệt, ông chỉ ra hành vi sử dụng deepfake và bản sao giọng hát 1 cách trái phép, ảnh hưởng tới nghệ sĩ toàn cầu chứ không chỉ riêng ở Mỹ. Các nghệ sĩ không được bảo vệ đầy đủ khỏi những hành vi như vậy. "1 nghệ sĩ thực thụ phải kiếm sống được bằng giọng hát của mình. Song, 1 số kẻ cố gắng khai thác tài năng và danh tiếng của họ để đánh cắp nguồn thu đó".
Sony Music đã đánh bản quyền gần 10.000 sản phẩm deepfake
Dưới trướng Sony là nhiều ca sĩ nổi tiếng như Harry Styles, Bad Bunny, Beyonce, Milay Cyrus
"Mỗi lượt stream sản phẩm deepfake như vậy sẽ lấy đi 1 phần tiền bản quyền khỏi nghệ sĩ. Công nghệ này cũng gây hiểu nhầm cho người dùng lẫn fandom của nghệ sĩ." Vì để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của những tài năng thuộc công ty, họ đã gửi đi gần 10.000 yêu cầu gỡ bỏ nội dung vi phạm trên không gian mạng.
Tuy nhiên, ông nói thêm rằng "các nền tảng đã lươn lẹo bằng cách trích ra những lỗ hổng trong luật pháp hiện nay hòng viện cớ, tìm cách trốn tránh, trì hoãn yêu cầu gỡ bỏ các phiên bản clone trái phép".
Bên cạnh việc làm gắt bản quyền âm nhạc, Sony cũng muốn khai thác công nghệ AI 1 cách phù hợp. Tập đoàn âm nhạc đã gặp gỡ và thảo luận với khoảng 200 start-up và nghệ sĩ thành danh (chủ yếu trực thuộc hãng), nhằm xây dựng công cụ sáng tạo dựa trên AI để hỗ trợ cho giới chuyên nghiệp. Đó có thể là công cụ hỗ trợ sáng tác, tiếp thị, quản lý,...
Sony Music đã đánh bản quyền gần 10.000 sản phẩm deepfake
Công nghệ AI sao chép tài sản trí tuệ của con người trái phép
Kouker nói rằng một số cuộc trò chuyện “cũng bao gồm tiền đầu tư vốn cổ phần tiềm năng, sẽ thúc đẩy sự phát triển của các công ty này”.
Sony ủng hộ việc áp dụng 1 bộ nguyên tắc ứng xử thích hợp cho AI. "Nếu vấn đề bản quyền được bảo vệ và thực thi hợp lý, chúng ta sẽ bắt đầu 1 cuộc chạy đua marathon kéo dài hàng thập kỷ thay đổi ngành âm nhạc mãi mãi" - ông cho biết.

>>> Singapore sử dụng AI để quét hành lý.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top