Hail the Judge
Ta chơi xong không trả tiền, vậy đâu có gọi là bán
Thông tin Sony đang đàm phán mua lại KADOKAWA đã làm dấy lên làn sóng bàn tán xôn xao trong cộng đồng game thủ và người hâm mộ anime/manga. Thương vụ tiềm năng này nếu thành công sẽ tác động sâu rộng đến cả hai ngành công nghiệp, mở ra những cơ hội mới nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Đối với ngành game, việc Sony sở hữu FromSoftware, studio đứng sau những siêu phẩm như Elden Ring và Dark Souls, có thể mang đến cả tin vui lẫn nỗi buồn.
Thương vụ này khác với vụ Microsoft mua lại Activision Blizzard. Microsoft đã cam kết giữ các tựa game như Call of Duty, Diablo và Overwatch trên đa nền tảng. Tương tự, Sony cũng đã đồng ý giữ các game của Bungie, bao gồm Destiny 2 và Marathon, trên đa nền tảng. Do đó, vẫn còn hy vọng FromSoftware sẽ tiếp tục phát hành game trên nhiều nền tảng, đáp ứng mong mỏi của cộng đồng game thủ.
Tuy nhiên, việc Sony sở hữu FromSoftware cũng đặt ra câu hỏi về tương lai của các thương hiệu game. Elden Ring, Armored Core và Sekiro thuộc sở hữu của FromSoftware, nhưng Dark Souls lại thuộc sở hữu một phần của Bandai Namco. Nếu Sony thâu tóm FromSoftware, liệu studio này có thể tiếp tục phát triển Dark Souls hay không? Các công ty có thỏa thuận với nhau để cùng phát triển những dự án mới hay không?
Thêm vào đó, tình hình hiện tại của PlayStation Studios cũng không mấy khả quan. Với việc đóng cửa London Studio và Firewalk Studio cũng như làn sóng sa thải tại Bungie, nhiều người lo ngại là có cơ sở. Việc thêm FromSoftware vào danh sách này liệu có giúp cải thiện tình hình, hay chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề? Mặt khác, việc này có thể mở đường cho việc làm lại hoặc phát triển phần tiếp theo của Bloodborne và Demon’s Souls, điều mà người hâm mộ đã mong đợi từ lâu do Sony sở hữu 2 IP này.
Cuộc đua thâu tóm studio game giữa các ông lớn như Sony, Microsoft và Embracer đã dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực, như sa thải nhân viên và giảm chất lượng sản phẩm. Liệu FromSoftware có thể tránh được số phận này nếu về tay Sony?
Đối với ngành anime/manga, thương vụ này có thể dẫn đến sự độc quyền đáng lo ngại. KADOKAWA sở hữu nhiều studio anime, mạng lưới phân phối và bản quyền các tác phẩm manga/light novel nổi tiếng. Sony thì đã có sẵn Aniplex và Crunchyroll, nắm trong tay 1 hệ sinh thái anime mạnh mẽ. Nếu thâu tóm KADOKAWA, họ kiểm soát gần như toàn bộ chuỗi sản xuất anime từ xuất bản light novel, chuyển thể anime, phân phối toàn cầu.
Điều này có thể dẫn đến việc phát hành anime đồng bộ trên toàn thế giới, một tin vui cho người hâm mộ. Tuy nhiên, nó cũng đồng nghĩa với việc một nhà xuất bản lớn với tiếng nói và thương hiệu riêng sẽ bị Sony thâu tóm.
Trước khi thâu tóm Kadokawa, Sony đã là 1 ông trùm trong ngành công nghiệp anime
KADOKAWA đã gây chú ý khi tuyên bố sản xuất 40 tựa anime mỗi năm từ 2021, dẫn đến nhiều thành công như Delicious in Dungeon, Re:Zero, The Rising of the Shield Hero. Họ cũng sở hữu các studio nổi tiếng như Doga Kobo (Oshi no Ko, Alya Sometimes Hides Her Feelings in Russian). Ngoài ra, KADOKAWA còn sở hữu các nhà xuất bản light novel, manga và tạp chí như ASCII Media Works (Love Live!), Enterbrain (Ranking of Kings) và cả nhà sách Bookwalker. Họ cũng có cổ phần đáng kể trong các nhà phân phối như J-Novel Club và Yen Press.
Nói cách khác, Sony sẽ kiểm soát phần lớn con đường xuất khẩu anime, manga và light noel Nhật Bản đi vào phương Tây. Họ trở thành 1 siêu tập đoàn truyền thông thống trị thị trường anime/manga và light novel, thao túng giá cả, thâu tóm lợi nhuận. Việc Sony kiểm soát toàn bộ hệ sinh thái này có thể mang lại lợi ích cho người hâm mộ nhưng cũng đặt ra câu hỏi về sự đa dạng và cạnh tranh trong ngành công nghiệp anime.
Chấn động: Sony sắp mua lại tập đoàn truyền thông Kadokawa
Tập đoàn Sony đang trong quá trình đàm phán mua lại Kadokawa, công ty truyền thông hùng mạnh đứng sau tựa game đình đám Elden Ring cùng nhiều IP lớn khác, theo hai nguồn tin thân cận. Cuộc đàm phán giữa hai bên vẫn đang diễn ra và nếu thành công, thỏa thuận có thể được ký kết trong vài tuần tới...vnreview.vn
Tương lai nào cho ngành game?
Đối với ngành game, việc Sony sở hữu FromSoftware, studio đứng sau những siêu phẩm như Elden Ring và Dark Souls, có thể mang đến cả tin vui lẫn nỗi buồn.
- Mặt tích cực: Các tựa game tương lai của FromSoftware có thể trở thành độc quyền có thời hạn trên PlayStation, thu hút người chơi đến với hệ máy này.
- Mặt tiêu cực: Việc độc quyền hóa này đồng nghĩa game thủ trên Xbox và PC không được trải nghiệm những tựa game này ngay mà phải chờ đợi rất lâu. Sony có tiền lệ phát hành game độc quyền trên PC sau một khoảng thời gian dài so với phiên bản console. Mặc dù Sony đã tuyên bố sẽ phát hành game multiplayer đồng thời trên PC và console, nhưng các game của FromSoftware lại thiên về single-player nên chưa rõ chính sách này có được áp dụng hay không.
Thương vụ này khác với vụ Microsoft mua lại Activision Blizzard. Microsoft đã cam kết giữ các tựa game như Call of Duty, Diablo và Overwatch trên đa nền tảng. Tương tự, Sony cũng đã đồng ý giữ các game của Bungie, bao gồm Destiny 2 và Marathon, trên đa nền tảng. Do đó, vẫn còn hy vọng FromSoftware sẽ tiếp tục phát hành game trên nhiều nền tảng, đáp ứng mong mỏi của cộng đồng game thủ.
Tuy nhiên, việc Sony sở hữu FromSoftware cũng đặt ra câu hỏi về tương lai của các thương hiệu game. Elden Ring, Armored Core và Sekiro thuộc sở hữu của FromSoftware, nhưng Dark Souls lại thuộc sở hữu một phần của Bandai Namco. Nếu Sony thâu tóm FromSoftware, liệu studio này có thể tiếp tục phát triển Dark Souls hay không? Các công ty có thỏa thuận với nhau để cùng phát triển những dự án mới hay không?
Thêm vào đó, tình hình hiện tại của PlayStation Studios cũng không mấy khả quan. Với việc đóng cửa London Studio và Firewalk Studio cũng như làn sóng sa thải tại Bungie, nhiều người lo ngại là có cơ sở. Việc thêm FromSoftware vào danh sách này liệu có giúp cải thiện tình hình, hay chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề? Mặt khác, việc này có thể mở đường cho việc làm lại hoặc phát triển phần tiếp theo của Bloodborne và Demon’s Souls, điều mà người hâm mộ đã mong đợi từ lâu do Sony sở hữu 2 IP này.
Cuộc đua thâu tóm studio game giữa các ông lớn như Sony, Microsoft và Embracer đã dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực, như sa thải nhân viên và giảm chất lượng sản phẩm. Liệu FromSoftware có thể tránh được số phận này nếu về tay Sony?
Cộng đồng game thủ bàng hoàng hoảng sợ trước thương vụ chấn động của Sony
Tin tức Sony Group đang đàm phán mua lại KADOKAWA đã gây chấn động giới tài chính Nhật Bản vào ngày 19/11. Thương vụ này nếu thành công sẽ đánh dấu một bước tiến lớn của Sony trong việc mở rộng đế chế giải trí, nhưng đồng thời cũng dấy lên nhiều lo ngại đặc biệt từ cộng đồng game thủ. KADOKAWA...vnreview.vn
Độc quyền trong ngành anime/manga?
Đối với ngành anime/manga, thương vụ này có thể dẫn đến sự độc quyền đáng lo ngại. KADOKAWA sở hữu nhiều studio anime, mạng lưới phân phối và bản quyền các tác phẩm manga/light novel nổi tiếng. Sony thì đã có sẵn Aniplex và Crunchyroll, nắm trong tay 1 hệ sinh thái anime mạnh mẽ. Nếu thâu tóm KADOKAWA, họ kiểm soát gần như toàn bộ chuỗi sản xuất anime từ xuất bản light novel, chuyển thể anime, phân phối toàn cầu.
Điều này có thể dẫn đến việc phát hành anime đồng bộ trên toàn thế giới, một tin vui cho người hâm mộ. Tuy nhiên, nó cũng đồng nghĩa với việc một nhà xuất bản lớn với tiếng nói và thương hiệu riêng sẽ bị Sony thâu tóm.
Trước khi thâu tóm Kadokawa, Sony đã là 1 ông trùm trong ngành công nghiệp anime
KADOKAWA đã gây chú ý khi tuyên bố sản xuất 40 tựa anime mỗi năm từ 2021, dẫn đến nhiều thành công như Delicious in Dungeon, Re:Zero, The Rising of the Shield Hero. Họ cũng sở hữu các studio nổi tiếng như Doga Kobo (Oshi no Ko, Alya Sometimes Hides Her Feelings in Russian). Ngoài ra, KADOKAWA còn sở hữu các nhà xuất bản light novel, manga và tạp chí như ASCII Media Works (Love Live!), Enterbrain (Ranking of Kings) và cả nhà sách Bookwalker. Họ cũng có cổ phần đáng kể trong các nhà phân phối như J-Novel Club và Yen Press.
Nói cách khác, Sony sẽ kiểm soát phần lớn con đường xuất khẩu anime, manga và light noel Nhật Bản đi vào phương Tây. Họ trở thành 1 siêu tập đoàn truyền thông thống trị thị trường anime/manga và light novel, thao túng giá cả, thâu tóm lợi nhuận. Việc Sony kiểm soát toàn bộ hệ sinh thái này có thể mang lại lợi ích cho người hâm mộ nhưng cũng đặt ra câu hỏi về sự đa dạng và cạnh tranh trong ngành công nghiệp anime.