Start-up Nhật Bản này muốn tạo ra "trải nghiệm đau chân thực nhất" trong vũ trụ ảo Metaverse

Công nghệ của start-up H2L sẽ cho phép người dùng cảm nhận được các giác quan khi họ ở trong thế giới ảo.
Start-up Nhật Bản này muốn tạo ra trải nghiệm đau chân thực nhất trong vũ trụ ảo Metaverse
Một start-up công nghệ của Nhật Bản có tên H2L đang nỗ lực để đem lại những cảm giác chân thực nhất như cảm giác đau cho người trong thế giới ảo.
H2L, một công ty do Sony hậu thuẫn được thành lập cách đây một thập kỷ đã chế tạo một sản phẩm có tính năng như một chiếc băng đeo tay, giúp phát hiện sự uốn dẻo của cơ người, cho phép hình đại diện của người dùng trong metaverse sao chép các chuyển động của cơ thể và cảm thấy có sự hiện diện và trọng lượng của các đối tượng. Công nghệ sử dụng kích thích điện để điều khiển các cơ cánh tay và bắt chước các cảm giác, chẳng hạn như bắt bóng hoặc chim mổ vào da.
Emi Tamaki, CEO và đồng sáng lập của H2L cho biết: “Cảm giác đau đớn cho phép chúng tôi biến thế giới ảo thành một thế giới thực khi chúng ta sẽ có cảm giác hiện diện và đắm chìm hơn”.
Tamaki là một nhà nghiên cứu về công nghệ xúc giác. Mục tiêu của cô là "giải phóng con người khỏi bất kỳ loại ràng buộc nào về không gian, cơ thể và thời gian" vào năm 2029. Cô hy vọng các sản phẩm của H2L sẽ có vô số các ứng dụng.
H2L thuộc một bộ phận ngày càng tăng các công ty và nhà đầu tư Nhật Bản đang khai thác ranh giới mờ nhạt giữa thế giới thực và ảo. Theo nhà cung cấp dữ liệu Tracxn, 10 start-up thực tế ảo hàng đầu ở Nhật Bản đã huy động được 60 triệu USD.
Trước đó Facebook thậm chí còn đổi tên công ty thành Meta vào tháng 10/2021. Vào tháng 11/2021, Meta đã thông báo họ đang phát triển một chiếc găng tay rung xúc giác và start-up OWO ở Tây Ban Nha cũng đã phát triển một chiếc áo khoác trang bị các cảm biến, cho phép người dùng cảm nhận được các cảm giác khác nhau, từ cái ôm đến tiếng súng.
Theo những người am hiểu về kế hoạch của công ty, H2L ước tính đã huy động được 8,4 triệu đô la và được định giá 41 triệu USD.
Start-up Nhật Bản này muốn tạo ra trải nghiệm đau chân thực nhất trong vũ trụ ảo Metaverse
Tamaki bắt đầu làm việc trong lĩnh vực haptics sau khi cô có trải nghiệm cận kề cái chết khi còn niên thiếu vì bệnh tim bẩm sinh. Sau đó cô đã nảy ra ý tưởng tạo ra một công nghệ cho phép trải nghiệm vật lý được liên kết với máy tính khi cô nằm viện. Tamaki trở thành đồng sáng lập công ty sau khi lấy bằng tiến sĩ kỹ thuật tại Đại học Tokyo. Tamaki chia sẻ: “Tôi nhận ra cuộc sống rất quý giá nên tôi quyết định làm việc với một lĩnh vực mới mà tôi thực sự muốn đào sâu, vì không có ai nghiên cứu vào thời điểm đó”.
Tamaki cho biết công nghệ này có thể sử dụng cho các trò chơi nhưng mọi người cũng có thể sử dụng để cảm nhận các sự kiện thế giới ảo ngay trong đời sống thực. Ví dụ công nghệ có thể truyền tải cảm giác tham gia vào một hoạt động từ thời thơ ấu của người dùng, chẳng hạn như ném bóng với cha mẹ bằng cách tái tạo các giác quan liên quan đến việc tung và bắt bóng trong thế giới ảo.
Nguồn: Financial Times

>>Metaverse sẽ thay đổi cách chúng ta làm việc như thế nào?

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top