Sự thật về tuyết dưa hấu: mùi giống trái cây, màu đỏ hấp dẫn, nhưng chớ dại mà ăn thử

Tuyết dưa hấu còn được gọi là tuyết máu, tuyết đỏ, tuyết hồng hay máu sông băng. Tuyết dưa hấu được tìm thấy ở các dãy núi, các vùng cực khắp thế giới: Nam Cực, Bắc Cực, các núi ở châu Âu, châu Mỹ...
Màu dưa hấu đến từ một loại tảo lục nước ngọt được gọi là Chlamydomonas nivalis. Vào mùa hè, tảo Chlamydomonas nivalis sản sinh ra một loại sắc tố màu đỏ để tự bảo vệ chúng trước những tia mạnh của mặt trời như bức xạ tia cực tím. Sắc tố đỏ của tảo là một chất carotenoid có nhiều trong các loại rau củ, trái cây có màu sáng như cà chua, cà rốt.
Sự thật về tuyết dưa hấu: mùi giống trái cây, màu đỏ hấp dẫn, nhưng chớ dại mà ăn thử
Tuyết dưa hấu trên đỉnh núi Ritter ở California, Mỹ (Ảnh: USDA)
Hiện tượng tuyết dưa hấu gây ra một trở ngại, đó là sắc tố đỏ làm giảm khả năng phản chiếu ánh nắng mặt trời của tuyết, dẫn tới hệ quả là tuyết tan nhanh hơn (tuyết phản chiếu ánh nắng càng nhiều thì trời càng lạnh và ngược lại, tuyết phản chiếu ánh nắng ít hơn thì trời nóng hơn).
Ngoài ra, theo báo cáo, loại tuyết màu đỏ hồng này có mùi vị hơi giống trái cây nhưng sẽ gây nhuận tràng nếu ăn phải. Nhiều loại sâu, trùng, bọ cũng thích ăn tảo Chlamydomonas nivalis, vì vậy tuyết dưa hấu không phải là món ăn an toàn. Và nói chung, ăn tuyết là không an toàn, dù là tuyết vàng, dưa hấu hay một loại tuyết nào khác, theo IFL Science.


>>> Tại sao tuyết có màu trắng?

Nguồn: Science Focus
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top