Thế nhưng, trong nguyên tác nếu xét về xuất thân và trí tuệ thì nhị đồ đệ của Đường Tăng lại được đánh giá là trên Tôn Ngộ Không một bậc.
Mỗi khi Đường Tăng bị yêu quái bắt đi, phản ứng của Trư Bát Giới trái ngược với Tôn Ngộ Không và Sa Tăng. Hắn không bao giờ nháo nhào chạy đi tìm mà thường có câu cửa miệng khá khó chịu, đó là "chia hành lý". Có người cho rằng ngay từ đầu Trư Bát Giới đã không mặn mà với việc đi Tây Trúc thỉnh kinh nên nếu có cơ hội sẽ chọn trở về Cao Lão Trang để đoàn tụ với vợ của mình.
Tuy nhiên, suy nghĩ đó không hoàn toàn đúng. Trên thực tế, câu nói "chia hành lý" của Trư Bát Giới chứa đựng thâm ý sâu xa liên quan đến sư phụ của mình. Nó nhắc nhở hai sư huynh của hắn về nhiệm vụ quan trọng nhất khi đi thỉnh kinh, đó là bảo vệ Đường Tăng. Rõ ràng nếu cả ba có đến được Tây Trúc mà không có Đường Tăng thì công sức sẽ coi như đổ sông đổ bể. Đường Tăng là đại diện cho sự thiện lương và cái tâm sáng của con người. Làm sao họ có thể lấy được chân kinh khi không có được điều cốt lõi nhất?
Nhìn lại toàn bộ hành trình mới thấy, Đường Tăng thường bị yêu quái bắt đi trong lúc Tôn Ngộ Không đi kiếm đồ ăn, Trư Bát Giới mải chơi mải ngủ, Sa Tăng bận rộn với việc cho ngựa ăn. Dù cả ba đồ đệ đều mạnh nhưng đôi khi xao nhãng và thiếu quan tâm đã tạo cơ hội cho yêu quái ra tay. Do đó, câu nói "chia hành lý" tuy khó nghe nhưng nhắc nhở mọi người về mục tiêu chung khi đi thỉnh kinh, là điều mà Tôn Ngộ Không, Sa Tăng và chính Trư Bát Giới luôn phải ghi nhớ.
Ngoài ra, nhìn ở góc độ khác, Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Sa Tăng đều là người độc thân, đi xa không có gánh nặng gia đình. Nhưng Trư Bát Giới thì khác, hắn đã có vợ ở Cao Lão Trang. Mỗi lần đòi giải tán, Trư Bát Giới đều muốn về Cao Lão Trang, chứng tỏ, ngay cả khi lấy kinh xong, hắn vẫn muốn trở về nơi này. Điều này cho thấy Trư Bát Giới rất coi trọng gia đình, chỉ muốn làm xong nhiệm vụ này, kiếm được ít tiền rồi quay về. Điều hắn lo lắng nhất là không thể xuất gia và mất đi người vợ của mình. Vì vậy, mỗi khi đội thỉnh kinh gặp khó khăn, Trư Bát Giới tự khắc muốn quay đầu. Đây cũng là tâm lý và cũng là bản năng của người đàn ông đã có gia đình.
Sự khôn ngoan của Trư Bát Giới là bản năng. Thông minh và giỏi giang thì được ngưỡng mộ, ngây thơ lại khiến người ta tin tưởng và thương yêu, thể hiện sức mạnh khiến người ta sợ hãi tránh xa, thể hiện yếu đuối khiến người ta vui vẻ đến gần. Rõ ràng, trong đội ngũ đi thỉnh kinh, Trư Bát Giới có mối quan hệ với mọi người tốt hơn Tôn Ngộ Không và cũng được độc giả yêu thích hơn.
Câu nói này của Trư Bát Giới như một lời nhắc cho thấy nhiệm vụ chính của họ không phải là đi thỉnh kinh mà là bảo vệ Đường Tăng. Nếu không giữ được sự an toàn cho Đường Tăng, mọi công việc đi lấy kinh cũng trở nên vô nghĩa.
#Trưbátgiới
#TâyDuKý
#ThầytròĐườngTăng
#ĐườngTăng
Mỗi khi Đường Tăng bị yêu quái bắt đi, phản ứng của Trư Bát Giới trái ngược với Tôn Ngộ Không và Sa Tăng. Hắn không bao giờ nháo nhào chạy đi tìm mà thường có câu cửa miệng khá khó chịu, đó là "chia hành lý". Có người cho rằng ngay từ đầu Trư Bát Giới đã không mặn mà với việc đi Tây Trúc thỉnh kinh nên nếu có cơ hội sẽ chọn trở về Cao Lão Trang để đoàn tụ với vợ của mình.
Tuy nhiên, suy nghĩ đó không hoàn toàn đúng. Trên thực tế, câu nói "chia hành lý" của Trư Bát Giới chứa đựng thâm ý sâu xa liên quan đến sư phụ của mình. Nó nhắc nhở hai sư huynh của hắn về nhiệm vụ quan trọng nhất khi đi thỉnh kinh, đó là bảo vệ Đường Tăng. Rõ ràng nếu cả ba có đến được Tây Trúc mà không có Đường Tăng thì công sức sẽ coi như đổ sông đổ bể. Đường Tăng là đại diện cho sự thiện lương và cái tâm sáng của con người. Làm sao họ có thể lấy được chân kinh khi không có được điều cốt lõi nhất?
Nhìn lại toàn bộ hành trình mới thấy, Đường Tăng thường bị yêu quái bắt đi trong lúc Tôn Ngộ Không đi kiếm đồ ăn, Trư Bát Giới mải chơi mải ngủ, Sa Tăng bận rộn với việc cho ngựa ăn. Dù cả ba đồ đệ đều mạnh nhưng đôi khi xao nhãng và thiếu quan tâm đã tạo cơ hội cho yêu quái ra tay. Do đó, câu nói "chia hành lý" tuy khó nghe nhưng nhắc nhở mọi người về mục tiêu chung khi đi thỉnh kinh, là điều mà Tôn Ngộ Không, Sa Tăng và chính Trư Bát Giới luôn phải ghi nhớ.
Ngoài ra, nhìn ở góc độ khác, Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Sa Tăng đều là người độc thân, đi xa không có gánh nặng gia đình. Nhưng Trư Bát Giới thì khác, hắn đã có vợ ở Cao Lão Trang. Mỗi lần đòi giải tán, Trư Bát Giới đều muốn về Cao Lão Trang, chứng tỏ, ngay cả khi lấy kinh xong, hắn vẫn muốn trở về nơi này. Điều này cho thấy Trư Bát Giới rất coi trọng gia đình, chỉ muốn làm xong nhiệm vụ này, kiếm được ít tiền rồi quay về. Điều hắn lo lắng nhất là không thể xuất gia và mất đi người vợ của mình. Vì vậy, mỗi khi đội thỉnh kinh gặp khó khăn, Trư Bát Giới tự khắc muốn quay đầu. Đây cũng là tâm lý và cũng là bản năng của người đàn ông đã có gia đình.
Sự khôn ngoan của Trư Bát Giới là bản năng. Thông minh và giỏi giang thì được ngưỡng mộ, ngây thơ lại khiến người ta tin tưởng và thương yêu, thể hiện sức mạnh khiến người ta sợ hãi tránh xa, thể hiện yếu đuối khiến người ta vui vẻ đến gần. Rõ ràng, trong đội ngũ đi thỉnh kinh, Trư Bát Giới có mối quan hệ với mọi người tốt hơn Tôn Ngộ Không và cũng được độc giả yêu thích hơn.
Câu nói này của Trư Bát Giới như một lời nhắc cho thấy nhiệm vụ chính của họ không phải là đi thỉnh kinh mà là bảo vệ Đường Tăng. Nếu không giữ được sự an toàn cho Đường Tăng, mọi công việc đi lấy kinh cũng trở nên vô nghĩa.
#Trưbátgiới
#TâyDuKý
#ThầytròĐườngTăng
#ĐườngTăng