Sức mạnh khủng khiếp của một bầy ong: tạo ra sự nhiễm điện không khí hơn cả một cơn giông!

Một nghiên cứu mới cho thấy đàn ong có số lượng đủ lớn có thể làm không khí nhiễm điện nhiều tới mức ảnh hưởng đến thời tiết địa phương. Phát hiện này được thực hiện bằng cách đo điện trường xung quanh tổ ong mật và tiết lộ rằng ong có thể tạo ra lượng điện khí quyển nhiều như một cơn giông.
Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng, và tác động của ong cần được đưa vào các mô hình khí hậu trong tương lai. Cơ thể nhỏ bé của côn trùng có thể nhận điện tích dương trong khi chúng kiếm ăn - do ma sát của các phân tử không khí với đôi cánh đập nhanh của chúng (ong mật có thể vỗ cánh hơn 230 lần một giây) hoặc khi hạ cánh xuống các bề mặt tích điện.

Sức mạnh khủng khiếp của một bầy ong: tạo ra sự nhiễm điện không khí hơn cả một cơn giông!
Bầy ong gây ra sự tích điện không khí ngoài sức tưởng tượng
Những tác động điện tích cực nhỏ này trước đây bị đánh giá thấp nhưng giờ đây các chuyên gia đã phải quan tâm đến nó vì loài côn trùng đặc biệt này có thể tạo ra một lượng điện gây sốc. Hiện tượng tĩnh điện xuất hiện trong các va chạm cực nhỏ, khi hai bề mặt cọ xát vào nhau, gây ra ma sát. Điều này làm cho các electron, vốn mang điện tích âm, nhảy từ bề mặt này sang bề mặt khác, để lại bề mặt này tích điện dương trong khi bề mặt kia mang điện âm.
Hiệu ứng tĩnh điện cũng xuất hiện ở khắp thế giới côn trùng; chúng cho phép ong hút phấn hoa và giúp nhện quay những mạng mang điện tích âm để thu hút và giam giữ các cơ thể mang điện tích dương của con mồi.
Để kiểm tra xem loài ong mật có tạo ra được những thay đổi đáng kể trong điện trường của bầu khí quyển của chúng ta hay không, các nhà nghiên cứu đã đặt một máy theo dõi điện trường và một camera gần nơi sinh sống của một số đàn ong mật. Kết quả, chỉ trong 3 phút khi bầy côn trùng bay vào không khí, họ đã nhận thấy hiện tượng nhiễm điện không khí tới 1000 vôn trên mỗi mét.
Nếu quy mô bầy ong được tăng lên, con số này có thể cao tới 1.000 vôn/mét, khiến mật độ điện tích của một bầy ong mật lớn gấp 6 lần so với bão bụi nhiễm điện và lớn hơn 8 lần so với một đám mây giông.

Sức mạnh khủng khiếp của một bầy ong: tạo ra sự nhiễm điện không khí hơn cả một cơn giông!
Các chuyên gia cũng kết luận mật độ côn trùng dày đặc hơn nghĩa là điện trường lớn hơn. Họ cũng mô hình hóa điều này với các loài côn trùng bầy đàn khác như cào cào và bướm, cho thấy những kết quả tương tự.
Họ nói rằng khó có thể kết luận côn trùng tự tạo ra những cơn bão, nhưng chúng vẫn có thể gây ra các tác động khác đối với thời tiết. Điện trường trong khí quyển có thể ion hóa các hạt bụi và chất ô nhiễm, thay đổi chuyển động của chúng theo những cách không thể đoán trước. Vì vậy biết cách những loài côn trùng di chuyển cũng như vị trí của chúng là điều quan trọng để hiểu khí hậu của một khu vực.

>>>Sở hữu lưới điện mạnh nhất thế giới, Trung Quốc vẫn không đáp ứng đủ năng lượng cho đường hầm gió mới xây
Nguồn livescience
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top