Thái Văn Cơ
Tên thật là Thái Diễm, cũng đọc là Sái Diễm, tự Chiêu Cơ, nhưng sau trùng huý với Tư Mã Chiêu nên người đời sau đổi thành Văn Cơ. Bà là một trong những nữ văn nhân đầu tiên của Trung Hoa và là nữ thi nhân duy nhất trong những văn sĩ trứ danh thời kì Kiến An, Hán Hiến Đế Lưu Hiệp.Thái Văn Cơ cả đời đã hoàn thành "Tục Hán Thư" 400 quyển, bổ sung cho khoảng trống thiếu của "Hán Thư", bà đã để lại "18 nhịp kèn Hồ" bồi hồi, xúc động lòng người, và "Bi phẫn thi", một bài thơ trường thiên tự sự tự truyện thể ngũ ngôn đầu tiên trong lịch sử thơ ca Á Đông. Cha của Thái Văn Cơ là một học giả nổi tiếng cuối thời Đông Hán và giỏi văn học, toán học, thiên văn học và âm nhạc. Cuộc đời của Thái Văn Cơ đầy thăng trầm và đau thương.
Những năm cuối đời Đông Hán, xã hội loạn lạc, ban đầu Thái Văn Cơ lấy Vệ Trọng Đạo, nhưng do không có con, chồng chết, nên trở về nhà mẹ đẻ. Rồi Hung Nô xâm chiếm, chính vì có vẻ ngoài xuất chúng và kiến thức phi thường của mình, bà bị bắt đưa về Nam Hung Nô, bị gả cho vua Hung Nô vai hùm lưng gấu Tả Hiền Vương, chịu hết đau khổ của cuộc sống dị tộc dị hương dị tục, sinh được hai người con trai.
12 năm sau, Tào Tháo thống nhất miền Bắc, nghĩ tới lời dạy của ân sư Thái Ung đối với bản thân, đã dùng rất nhiều vàng chuộc lại Thái Văn Cơ. Cả đời Thái Văn Cơ đau khổ, "Trở về quốc thổ" và "Mẹ con đoàn tụ" không được vẹn toàn.
Vào năm Kiến An thứ 12 (207), vì Tào Tháo biết cha của Thái Văn Cơ là Thái Ung, ông cảm thấy buồn vì Thái Ung không có người thừa kế, sắp xếp để bà tái hôn với người cùng làng là Trần Lưu Đổng Tự, và Văn Cơ Quy Hán cũng đã trở thành một câu chuyện nổi tiếng ở Trung Quốc.
Sau này, Đổng Tự làm đốc lĩnh, phạm tội coi như phải chết, Thái Văn Cơ đích thân cầu xin Tào Tháo, trời mùa đông khắc nghiệt, lúc đó Tào Tháo đang chiêu đãi các quan công và danh nhân, sứ thần phương xa. Quỳ xuống nhận tội, lời nói rõ ràng, sắc phong bi ai, sắc mặt thay đổi. Cuối cùng Tào Tháo cũng đồng ý ân xá tội chết cho Đổng Tự.
Lý Thanh Chiếu
Lý Thanh Chiếu là người Tế Nam tỉnh Sơn Đông. Nàng là con gái của học giả kiêm nhà viết tản văn Lý Cách Phi, mẹ nàng cũng là người thông thạo văn chương. Lý Thanh Chiếu từ nhỏ đã hấp thụ được một nền văn hóa tốt từ song thân. Từ lúc còn là thiếu nữ nàng đã làm thơ, từ có tiếng, từ của nàng phần lớn viết về cuộc sống rất bình dị, hoạt bát lý thú, điệu vần trong sáng, tình cảm tự nhiên trong phong cảnh xinh tươi, hữu tình.
Năm 18 tuổi, nàng kết hôn với thái học sinh Triệu Minh Thành (1081-1129), là một nhà khảo chứng kim thạch học nổi tiếng và là con trai Tể tướng Triệu Đĩnh. Có thể nói đây là mối nhân duyên tốt đẹp nhất thời Bắc Tống. Lúc đầu, nàng cùng chồng chuyên tâm vào nghiên cứu, sưu tập, chỉnh lý Thư hoạ, kim thạch, tâm đầu ý hợp yêu thương nhau.
Trong cảnh giàu sang quyền quý, mỗi khi rảnh việc quan, hai vợ chồng cùng nhau xướng họa thơ văn, thu thập chỉnh lý sách vở, họa phẩm, các áng văn trên đá, trên đồng… Sau đó, Triệu Minh Thành đi làm quan nơi xa và trong hoàn cảnh đó, Lý Thanh Chiếu cảm thấy cô đơn, buồn tẻ đã viết rất nhiều những bài từ miêu tả cảnh ly biệt, nhớ thương, ao ước có cuộc sống tình cảm yêu thương bất tận. Những bài ấy cũng làm cho chồng nàng ghen vì quá giàu tình cảm.
Thế rồi, cuộc sống bình yên tốt đẹp đã bị chiến tranh tàn phá. Năm Tĩnh Khang (1127) thời Bắc Tống, quân nhà Kim chiếm Khai Phong, bắt giữ cả hai vua nhà Tống là Thượng hoàng Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông, nam bắc Hoàng Hà lần lượt rơi vào tay quân Kim, nhiều quan lại trong triều đình nhà Tống phải chạy xuống phía nam, vợ chồng nàng cũng chạy xuống phía nam Hoài Hà. Trong chiến loạn, Lý Thanh Chiếu đã mất đi 15 xe "kim thạch thư họa" mà nàng đã cùng chồng chắt chiu bao năm nhịn ăn nhịn mặc để thu thập được.
Trong lúc loạn lạc, Triệu Minh Thành được lệnh làm thái thú Hồ Nam, nhưng trên đường đi nhậm chức thì bị cảm và mất ở Kiến Khang (nay là Nam Kinh). Chồng nàng ốm mất mà quân Kim cứ tràn xuống tấn công, khiến nàng cũng như triều đình nhà Tống cứ phải nay đây mai đó. Hàng châu, Việt Châu, Đài Châu, Kim Hoa…là những vùng miền nàng đã lần lượt trải qua, sống một mình trong cảnh cô tịch, khốn đốn. Từ đó, cuộc sống bắt đầu khốn khổ, thân gái dặm trường, phiêu bạt khiến tinh thần nàng càng lúc càng suy sụp cùng những trăng trở, nên đã viết khá nhiều bài từ tỏ bày sầu bi trong bối cảnh ảm đạm này.
Thượng Quan Uyển Nhi
Không chỉ là một người phụ nữ tài giỏi về mặt quan trường, Thượng Quan Uyển Nhi còn có những bí mật hết sức bất ngờ về đời sống riêng tư.
Thượng Quan Uyển Nhi còn được gọi là Thượng Quan Chiêu Dung, là nữ quan, thi nhân, hoàng phi triều Đường, người Thiểm Châu, huyện Thiểm (nay thuộc Tam Môn Hiệp, Hà Nam). Nàng xuất thân trong một gia tộc hiển hách, là cháu nội của Thượng Quan Nghi, tể tướng thời Đường Cao Tông, tăng tổ phụ là Thượng Quan Hoằng từng nhậm chức phúc giám cung Giang Đô của Tùy triều.
Thượng Quan Uyển Nhi là người được nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên vô cùng trọng dụng và tín nhiệm. Tuy không được sắc phong rõ ràng, nhưng trên thực tế quyền lực trong tay Uyển Nhi tương đương như một "nữ tể tướng". Uyển Nhi là người tư chất tuyệt vời, thông minh trời phú, học thức uyên thâm. Nhưng có một bí mật kinh hoàng được che đậy dưới vỏ bọc hoàn hảo đó chính là người vô cùng thủ đoạn, mánh khóe và vô cùng *** đãng, ********.
Cũng giống như những nhân vật từng leo lên vị trí quyền lực tối cao khác, Thượng Quan Uyển Nhi cũng từng có xuất thân vô cùng thê thảm. Do ông nội là Thượng Quan Nghị đã đứng nhầm phe chính trị nên năm 664 cả nhà đều bị xử tội chết trong đó có cha của nàng. Lúc này nàng mới ra đời đã phải theo mẹ vào cung và đến Dịch Đình làm nô tỳ.
Cả tuổi thơ đầy vất vả nước mắt theo mẹ làm nô bộc nhưng bù lại được mẹ nuôi dưỡng và hun đúc tinh thần nên nàng chăm chỉ học văn đọc thơ, không những biết ngâm thơ mà còn thạo văn, tinh thông mọi việc, thông minh hơn người. Tiếng thơm đồn xa, vào năm Nghi Phượng thứ 2 – tức năm 677, nàng được Võ Tắc Thiên triệu vào cung và kiểm tra tại chỗ tài năng ứng phó văn chương. Đề đưa ra nàng nhanh chóng làm một mạch rất trôi chảy, ý văn thông suốt, văn phong hoa mỹ chau chuốt, ngôn từ văn hoa.
Thượng Quan Uyển Nhi trở thành "nữ hoàng không vương miện" trong triều đại nhà Đường thịnh vượng vào thời kỳ đầy biến động. Những điều này đủ cho thấy trí tuệ, khí phách, tài năng của Thượng Quan Uyển Nhi, … Cũng chính vì những điều đó mà Thượng Quan Uyển Nhi đưa đón giữa các quan tướng quan trọng trong triều. Đã có tên là "Thượng quan". Sau đó, vì Vua Lý Long Cơ phát động cuộc đảo chính Đường Long, Thượng Quan Uyển Nhi và Hoàng hậu Ngụy cùng lúc bị giết.
Trác Văn Quân
Trác Văn Quân hay được gọi là Văn Hậu, là một tài nữ nổi danh thời Tây Hán, có tài sắc vẹn toàn, giỏi cầm kỳ thi họa, nên đã được xếp vào "Thục trung Tứ đại tài nữ" trong lịch sử Trung Hoa. Câu chuyện tình của bà với Tư Mã Tương Như đã nổi tiếng trong tình sử cổ đại qua điển tích Phượng cầu hoàng và đã trở thành điển tích thông dụng trong văn học. Đồng thời người đời thán phục vì tài năng thơ phú của bà khi gắn với điển tích Trác Văn Quân dùng thơ giành lại chồng.Trác Văn Quân là tài nữ đời Tây Hán, được suy tôn như một trong những nữ nhân nổi tiếng nhất của Trung Quốc cổ đại. Bà sinh ra ở Tứ Xuyên, là con gái của Trác Vương Tôn, một đại phú đương thời. Xuất thân phú quý, Trác Văn Quân được cha mẹ nuôi nấng dạy bảo kĩ lưỡng, lớn lên, bà sớm đã nổi danh gần xa vì tư sắc diễm lệ lạ thường, biết chơi đàn cầm và biết làm thơ, nổi tiếng có tài ứng đối, vẻ đẹp chim sa cá lặn, lại có khả năng chơi đàn điêu luyện, và cũng hết sức rành âm luật, thiện thơ ca.
16 tuổi bà được gả cho Hàm Tâm - một tú tài theo nghiệp bút nghiên. Thế nhưng, hạnh phúc chẳng tày gang tấc, sau nửa năm sống cùng nhau, Hàm Tân bỗng lâm bệnh rồi từ trần, Trác Văn Quân bỗng chốc trở thành quả phụ, nàng héo hon, tàn úa bên bàn thờ của người chồng đã khuất.
Tư Mã Tương Như đến nhà Trác Vương Tôn dự yến tiệc, và khi biết rằng Trác Văn Quân mới trở thành góa phụ. Biết Văn Quân yêu thích tiếng đàn, Tương Như nảy ý dùng tài hoa của mình để thăm dò nông sâu tâm hồn người thiếu phụ trẻ cô đơn. Trút hết tình yêu của mình vào Khúc Phượng cầu hoàng nổi tiếng, và việc làm của tài tử đã làm say lòng giai nhân. Sau khi nghe tiếng đàn của Tương Như, Văn Quân đã đi theo Tương Như vào đêm hôm đó và chạy trốn đến Thành Đô.
"Tây Kinh ký" có viết: "Lông mày như núi Vương Viễn, mặt thường như hoa râm bụt, da mịn như mỡ". Khi ở Thành Đô, vợ chồng túng thiếu phải trở về Lâm Ngang mở một khách sạn nhỏ kiếm sống, Trác Văn Quân bán rượu còn Tư Mã Tương Như rửa bát.
Trác Vương Tôn, cha của Trác Văn Quân biết chuyện, sau khi được thuyết phục giúp đỡ, cuộc sống của họ được cải thiện, người ta kể rằng Tư Mã Tương Như và Trác Văn Quân sinh được một cô con gái là Tư Mã Thị, hoán danh Cầm Tâm.
Nhưng sau khi Tư Mã Tương Như được tiến cử làm quan, lúc này có chút danh phận, kèm với tài hoa có tiếng, nên trở thành người trong mộng của biết bao tiểu thư mệnh phụ chốn kinh thành, trong xa hoa danh tiếng người ta dễ quên đi tri kỷ bạc đầu.
Trong lòng Tương Như đã say mê hương sắc lạ, quên đi người vợ Trác Văn Quân đang mòn mỏi đợi chờ, thư từ qua lại, Văn Quân biết Tương Như muốn lập thiếp, lòng buồn bã khổ đau. Nhưng khi đó, Trác Văn Quân đã cứu chồng bằng bài thơ "Oán Lang truyện", bức thư còn chưa ráo mực, nỗi lòng Trác Văn Quân như một tiếng thở dài, liền mạch mà viết bài thơ.
Lời trách móc nhẹ nhàng mà sâu sắc, như vội quên đi những năm tháng bần hàn, bậc quân tử vì say mê hương sắc lạ, tham hư vinh mà quên cả tri nhân, lời than trách như thêm một lần tủi, nhưng cũng mạnh mẽ mà quyết đau một lần, vì chồng nếu cứ ham mê như thế, thì tình phu thê cũng lạnh lẽo phai mờ. Trác Văn Quâncũng thuận theo mà đoạn tuyệt, quyết buông đi nếu chẳng níu kéo được gì.
Sau khi đọc thư hồi âm củ vợ, Tư Mã Tương Như đã tỉnh ngộ và nhớ lại đoạn thời gian vợ chồng tâm đầu ý hợp liền từ quan trở về. Chỉ vẻn vẹn 1 bài thơ, Trắc Văn Quân đã làm chồng tỉnh cơn mê lạ, một chút thôi là lạc lối trở về. Đây phải thừa nhận là một tài tuyệt đỉnh.