Tài sản đang quản lí (Assets Under Management - AUM) là gì?

Tài sản đang quản lí (tiếng Anh: Assets Under Management, viết tắt: AUM) là tổng giá trị thị trường của các khoản đầu tư mà một tổ chức thay mặt cho khách hàng quản lí. Mỗi công ty có định nghĩa và công thức tính AUM khác nhau.
Tài sản đang quản lí (Assets Under Management - AUM) là gì?

AUM là gì?​

Tài sản đang quản lí trong tiếng Anh là Assets Under Management, viết tắt là AUM.
Tài sản đang quản lí (AUM) là tổng giá trị thị trường của các khoản đầu tư mà một tổ chức thay mặt cho khách hàng quản lí. Các tổ chức này có thể là quĩ tương hỗ, công ty đầu tư mạo hiểm hay công ty môi giới. Mỗi tổ chức có thể tính AUM theo một cách khác nhau.
Một số công ty cộng luôn cả tiền gửi ngân hàng và tiền mặt khi tính AUM, trong khi số khác thì hạn chế không đưa vào.
Nhìn chung, AUM là một khía cạnh được sử dụng để đánh giá một công ty hoặc quĩ đầu tư, và cũng thường được xem xét kết hợp với hiệu suất và kinh nghiệm quản lí.
Ví dụ, nếu một nhà đầu tư chi 50.000 USD đầu tư vào một quĩ tương hỗ, khoản tiền đó sẽ trở thành một phần của tổng AUM của quĩ. Người quản lí quĩ có thể mua và bán cổ phiếu theo mục tiêu đầu tư của quĩ bằng cách sử dụng tất cả các khoản tiền của quĩ mà không cần phải có thêm sự cho phép nào từ nhà đầu tư.

Biến động của AUM​

AUM biến động hàng ngày. AUM tăng có thể là do hiệu suất đầu tư tăng, có thêm khách hàng và tài sản mới, tăng dòng vốn vào của nhà đầu tư, tăng giá trị thị trường của khoản đầu tư, và tăng lượng cổ tức tái đầu tư và ngược lại.
Các yếu tố khác khiến AUM giảm bao gồm: giá trị thị trường của khoản đầu tư giảm, số lượng khách hàng giảm hoặc quĩ đầu tư tạm ngừng nhận thêm khách hàng.

Tầm quan trọng của AUM​

Nhà quản lí công ty đầu tư sẽ giám sát AUM vì nó liên quan đến chiến lược đầu tư. Ngoài ra AUM cũng được sử dụng như một công cụ markting để thu hút các nhà đầu tư mới.
AUM có thể giúp các nhà đầu tư hiểu được về qui mô hoạt động của một công ty đầu tư khi so với các đối thủ cạnh tranh.
AUM cũng có thể là một khía cạnh quan trọng để tính phí quản lí, do nhiều quĩ hay tổ chức đầu tư thu phí theo một tỉ lệ phần trăm của tổng AUM. Thông thường, AUM càng tăng thì tỉ lệ phí càng giảm, nhằm khuyến khích khách hàng đầu tư với số tiền lớn.

Ví dụ về AUM trong thực tế​

Khi đánh giá một quĩ hoặc công ty đầu tư cụ thể, các nhà đầu tư thường nhìn vào AUM. Tương tự như mức vốn hóa thị trường đối với một công ty, AUM thể hiện qui mô của quĩ đầu tư. Các quĩ có AUM cao thì có khối lượng giao dịch thị trường của cổ phiếu quĩ cũng cao hơn, khiến chúng có tính thanh khoản cao hơn.
Hãy lấy ví dụ về một quỹ tương hỗ với danh mục cổ phiếu và trái phiếu đa dạng và một lượng tiền mặt đáng kể. Giả sử rằng danh mục đầu tư của quỹ tương hỗ bao gồm 1,5 tỷ USD cổ phiếu, 2 tỷ USD trái phiếu chính phủ, 1,5 tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp và 1 tỷ USD tiền mặt. Tổng giá trị tài sản của quỹ đang quản lý sẽ là 6 tỷ USD.
Khi đánh giá một quỹ hoặc công ty đầu tư cụ thể, AUM thường là chỉ số đầu tiên mà các nhà đầu tư nhìn vào. Nếu như mức vốn hóa thị trường thể hiện quy mô cho một công ty thì chỉ số AUM thể hiện quy mô của quỹ đầu tư. Các quỹ có chỉ số AUM cao thì có khối lượng giao dịch thị trường của cổ phiếu quỹ cũng cao hơn, khiến chúng có tính thanh khoản cao hơn.
Sau đây là ví dụ về 2 quỹ đầu tư nổi tiếng thế giới:
Quỹ SPDR S&P 500 ETF (SPY)
SPY là một trong những quỹ trao đổi cổ phiếu lớn nhất trên thị trường. ETF là quỹ bao gồm một số cổ phiếu hoặc chứng khoán phù hợp hay phản ánh một chỉ số như S&P 500. SPY có tất cả 500 cổ phiếu trong chỉ số S&P 500.
Tính đến ngày 15 tháng 8 năm 2020, SPY có tài sản được quản lý là 300 tỷ đô la với khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày là 51 triệu cổ phiếu. Khối lượng giao dịch cao của quỹ này đồng nghĩa với việc quỹ có tính thanh khoản cao – do đó các nhà đầu tư có thể dễ dàng mua hay bán cổ phiếu ETF của họ.
Quỹ First Trust Dow 30 Equal Weight ETF (EDOW)
Cũng là một dạng quỹ ETF, quỹ EDOW theo dõi 30 cổ phiếu trong chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (DJIA). EDOW có tài sản được quản lý là 37 triệu đô la và khối lượng giao dịch thấp hơn nhiều so với SPY, trung bình gần 3.000 cổ phiếu mỗi ngày. Tính thanh khoản của quỹ này có thể là một vấn đề cần cân nhắc đối với các nhà đầu tư, có nghĩa là có thể khó mua và bán cổ phiếu vào những thời điểm nhất định trong ngày hay trong tuần.
Dưới đây là Top 50 công ty quản lý tài sản có AUM lớn nhất thế giới tính đến tháng 7 năm 2019.
Tài sản đang quản lí (Assets Under Management - AUM) là gì?

Tầm quan trọng của chỉ số chỉ số Assets Under Management (AUM)​

Vì chỉ số AUM xác định quy mô và sự thành công của một công ty, điều quan trọng là các nhà đầu tư phải cân nhắc chúng trước khi đưa ra bất kỳ lựa chọn đầu tư nào. Giá trị AUM của một công ty cũng bao gồm lợi nhuận mà quỹ kiếm được, do đó có thể dễ dàng so sánh với các công ty cùng ngành. Nếu chỉ số AUM của quỹ cao hơn, đó có thể là một chỉ báo cho thấy quỹ đang hoạt động tốt và nhà đầu tư có thể cân nhắc đầu tư vào nó.
Tuy nhiên, giá trị của AUM không phải là yếu tố duy nhất cần được xem xét khi đưa ra quyết định đầu tư vào quỹ. Tỷ lệ chi phí, người quản lý quỹ, lợi nhuận năm trước, v.v. là một số yếu tố cần được quan tâm.
Nhìn chung việc đánh giá và đo lường chỉ số AUM là công việc cần thiết trong công tác quản lý để xác định quyền hạn và các sai sót của một công ty. Công tác này mang tính chất quyết định.
Các công ty đầu tư cũng sử dụng chỉ số AUM như một phương tiện để thu hút các nhà đầu tư. Chỉ số này cũng có thể là một phần quan trọng cần xem xét đối với các nhà đầu tư quỹ mới và các dịch vụ quản lý tài sản.
Các sản phẩm có AUM lớn hơn có các biện pháp bán hoặc mua chính xác, chắc chắn ảnh hưởng đến tính thanh khoản của sản phẩm.
Tóm lại chỉ số Assets Under Management (AUM) là một công cụ tuyệt vời để đánh giá mức độ phổ biến và hiệu suất của quỹ. Dù vậy nó sẽ không phải yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến quyết định có đầu tư hay không của bạn. Còn rất nhiều yếu tố khác mà mọi nhà đầu tư cần phải cân nhắc như tỷ lệ chi phí, uy tín của người quản lý quỹ và việc tuân thủ nhiệm vụ đầu tư trước khi đưa ra quyết định đầu tư của mình.
(Theo: investopedia)
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top