Tại sao các chuyên gia có thói quen súc rửa đồ thủy tinh kỹ càng đến 3 lần

Súc rửa đồ thủy tinh, cụ thể là ly tách, thoạt nghe có vẻ là việc ai cũng dễ dàng làm được. Nhưng liệu chúng ta có đang làm đúng cách? Claire Lower, phóng viên trang LifeHacker, từng làm kỹ thuật viên trong một phòng thí nghiệm hóa học, mới đây đã chia sẻ một số thông tin khá hữu ích xoay quanh việc súc rửa đồ thủy tinh. Theo Lower, quá trình làm ở phòng thí nghiệm, cô có thói quen rửa các loại bình thủy tinh cực kỳ kỹ càng nhằm loại bỏ hoàn toàn các loại vật chất hữu cơ và vô cơ bám bên trong. Sau khi ngâm sát trùng trong bồn axit và ngâm lần hai trong bồn base, cô sẽ súc rửa chúng 3 lần để đánh bay những mảng bám cứng đầu nhất còn sót lại. Thói quen súc rửa đồ thủy tinh 3 lần nói trên không phải là thói quen cá nhân của Lower, mà là điều mọi người trong phòng thí nghiệm đều làm. Đây cũng là điều Lower được hướng dẫn bởi người bạn Trevor trong lần đầu thực hiện quy trình súc rửa tại phòng thí nghiệm. “Mỗi lần súc rửa loại bỏ 90% chất cặn. Khi làm 3 lần, bạn sẽ loại bỏ được 99% chất cặn” - Trevor giải thích. Để xác nhận điều Trevor nói, Lower vào website Alconox để xem liệu họ có đưa ra lời khuyên tương tự không (Alconox là nhà sản xuất sản phẩm chùi rửa công nghiệp tương tự như những gì được sử dụng trong phòng thí nghiệm mà Lower làm việc). Website này nói rằng: “Nhiều quy trình súc rửa đồ thủy tinh trong trường đại học đòi hỏi phải thực hiện 3 lần. Chúng tôi còn có một số tài liệu lịch sử công bố bởi các công ty đầu tiên sử dụng chất tẩy rửa để súc rửa đồ thủy tinh trong phòng thí nghiệm, trong đó khuyến nghị súc rửa 3 lần… Lý luận ở đây là đổ đầy nước vào và đổ hết ra 3 lần, mỗi lần pha loãng ra hai bậc. Về lý thuyết, bạn sẽ còn sót lại 1% của bất kỳ thứ gì có trong ống nghiệm mỗi lần bạn đổ hết nước ra ngoài, tức là mỗi lần súc rửa, tỉ lệ pha loãng nước là 1:100. Súc rửa 3 lần sẽ giúp giảm lượng cặn hòa tan được trong nước có trong các dung dịch tẩy rửa đến 6 bậc.”
Tại sao các chuyên gia có thói quen súc rửa đồ thủy tinh kỹ càng đến 3 lần
Nhưng đó là với đồ thủy tinh trong phòng thí nghiệm, còn đồ thủy tinh trong bếp thì sao? Hiển nhiên bạn không sử dụng bất kỳ loại hóa chất tẩy rửa nào có thể để lại cặn gây hại rồi, nhưng vẫn có những trường hợp mà súc rửa 3 lần thực sự hữu ích, như khi súc rửa ly rượu hay bia. Trên thực tế, những người sành bia rượu chú trọng đến độ sạch sẽ của đồ thủy tinh họ sử dụng chẳng khác gì các nhà hóa học. “Làm sạch bia” là một quy trình nghiêm túc - một quy chuẩn không bụi, không chất cặn, nhằm đảm bảo bạn có thể tận hưởng những gì tuyệt nhất trong cốc bia của mình. Trên trang CraftBeer.com có đoạn sau: “Một cốc bia sạch không có bất kỳ tạp chất nào, như chất sát trùng, bia cũ, bụi bẩn, thức ăn, chất tẩy rửa, mảng bám, son môi, chất giữ ẩm môi, gỉ mũi, hay bất kỳ thứ gì khác có thể giúp CO2 thoát ra ngoài. Những vùng chất bẩn đó sẽ đóng vai trò như vùng hạt nhân, cho phép bong bóng khí bám xung quanh. Mỗi khi bạn dùng một cốc bia chưa được khử sạch tạp chất, bạn sẽ nhanh chóng thấy chất cặn ẩn còn sót lại trên một cốc bia tưởng như đã sạch…” Trong quá trình súc rửa sạch những loại ly tách uống bia/rượu, bạn không nên súc rửa chung với các loại ly tách hay đĩa khác, phơi khô chúng để không còn sót lại sợi vải trong ly, và súc nhanh chúng trước khi rót bia/rượu vào. Súc rửa bao nhiêu lần là tùy bạn, nhưng theo ý kiến các chuyên gia đã nêu trên, bạn nên thực hiện đủ 3 lần để loại bỏ nhiều vùng hạt nhân nhất có thể (hoặc ít nhất là 99,9% trong số chúng). Tham khảo: LifeHacker

>> Tại sao máy rửa bát để lại cặn trắng và sạn?

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top