Tại sao các nhà sản smartphone nhất loạt dừng chạy đua ra điện thoại màn hình 4K?

Trong hơn một thập kỉ qua, các nhà sản xuất smartphone đã quảng bá độ phân giải màn hình và mật độ điểm ảnh (pixel) là yếu tố quyết định đối với chất lượng hiển thị. Ngay cả hiện nay, bạn sẽ thấy một số smartphone như Sony Xperia 1 IV và Galaxy S22 Ultra coi màn hình 4K và Quad HD (QHD) là điểm *******. Tuy nhiên, đã có rất nhiều thay đổi kể từ khi màn hình smartphone QHD và 4K ra mắt lần đầu tiên vào năm 2015, thời điểm mà màn hình 5.5 inch là tiêu chuẩn.
Tại sao các nhà sản smartphone nhất loạt dừng chạy đua ra điện thoại màn hình 4K?
Samsung Galaxy S6 Edge, một trong những điện thoại thông minh đầu tiên sở hữu màn hình QHD, có mật độ điểm ảnh gần 580 điểm ảnh mỗi inch (PPI). Tuy nhiên, Galaxy S22 Plus của năm nay thậm chí còn chẳng đạt đến 400 PPI, do độ phân giải ở mức Full HD thấp hơn khá nhiều cũng như màn hình tăng lên 6.6 inch.
Màn hình Quad HD đã từng là tiêu chuẩn trên mọi thiết bị flagship chỉ vài năm trước đây. Vậy tại sao các nhà sản xuất smartphone gần như đồng lòng từ bỏ cuộc đua về mật độ điểm ảnh cao hơn?

Tại sao không có nhiều smartphone sở hữu màn hình QHD và 4K nữa?​

Tại sao các nhà sản smartphone nhất loạt dừng chạy đua ra điện thoại màn hình 4K?
Một trong những lý do lớn nhất liên quan đến việc màn hình smartphone QHD và 4K đang chết dần chết mòn là vì mức tiêu thụ điện. Độ phân giải cao hơn sẽ yêu cầu nhiều năng lượng hơn. Các thử nghiệm phát hiện thấy những smartphone màn hình QHD tiêu thụ nhiều pin hơn khoảng 20% so với điện thoại sở hữu màn hình Full HD.
Màn hình độ phân giải cao cũng đòi hỏi sức mạnh xử lý mạnh hơn, đặc biệt là trong game cũng như các tác vụ đồ họa chuyên sâu. Nhiều con chip flagship ngày nay không thể cung cấp mức hiệu năng đó trong thời gian dài. Vấn đề này phức tạp hơn bởi thực tế là nhiều SoC hiện nay được thiết kế để tối ưu hóa hiệu năng bất chấp phải trả giá bằng việc tỏa nhiệt và tiêu thụ điện năng cao hơn. Đó cũng có thể là lý do tại sao chúng ta đã thấy nhiều smartphone được mặc định ở độ phân giải hiển thị thấp hơn, thường là Full HD.
Có le các nhà sản xuất nhận thấy việc tăng tần số quét của màn hình lên hơn 60Hz mang đến tác động tức thì hơn nhiều đến trải nghiệm người dùng so với việc tăng mật độ điểm ảnh. Ngành công nghiệp điện thoại thậm chí đã tìm ra cách để giảm mức tiêu thụ điện năng trong lĩnh vực thông qua việc sử dụng màn hình LTPO, có thể tự động điều chỉnh tần số quét.
Cũng cần lưu ý rằng những thiết bị headset VR dựa vào smartphone đã biến mất. Thực tế ảo đã từng là động lực lớn để các nhà sản xuất và người tiêu dùng lựa chọn màn hình QHD và 4K độ phân giải cao. Bằng chứng thực tế là dòng Galaxy S6, khi đây là dòng sản phẩm đầu tiên hỗ trợ headset Gear VR của riêng Samsung.
Hỗ trợ cho Gear VR cuối cùng đã kết thúc với việc phát hành dòng Galaxy Note 10 vào năm 2019 và dòng Galaxy S20 vào năm 2020. Khoảng 1 năm sau, Samsung đã hạ cấp độ phân giải trên Galaxy S21 và Galaxy S21 Plus xuống Full HD, dành QHD+ cho phiên bản Galaxy S21 Ultra lớn hơn.
Tại sao các nhà sản smartphone nhất loạt dừng chạy đua ra điện thoại màn hình 4K?
Dù không thể biết chắc chắn, nhưng có khả năng, việc giảm bớt sự quan tâm đối với VR dựa vào smartphone đã góp phần làm giảm các mật độ pixel cao hơn. Ở khoảng cách xem hợp lý hơn như 30cm – 40cm, hầu hết người dùng sẽ khó phân biệt được sự khác biệt giữa màn hình smartphone Full HD và QHD.
Cuối cùng, phần lớn nội dung được tiêu thụ trên smartphone ngày nay vẫn chưa thể phá vỡ ngưỡng Full HD. Chỉ một số ít các dịch vụ streaming cao cấp hỗ trợ độ phân giải ở giữa như QHD, trong khi hầu hết những dịch vụ được mặc định là Full HD hoặc 4K. Và ngay khi đó, băng thông bị giới hạn thường hạn chế người dùng ở độ phân giải thấp hơn.

Ngoài mật độ điểm ảnh, điều gì tạo nên một màn hình smartphone tốt?​

Tại sao các nhà sản smartphone nhất loạt dừng chạy đua ra điện thoại màn hình 4K?
Thay vì chạy đua tăng mật độ pixel tình hình, các nhà sản xuất màn hình hiện tập trung vào các lĩnh vực khác quan trọng hơn như nội dung HDR và tần số quét cao. Ban đầu, các smartphone Android thường dùng tấm nền LCD với góc nhìn hẹp, gam màu hạn chế và độ sáng thấp. Ngày nay, ngay cả những chiếc smartphone giá rẻ cũng đã có màn hình OLED với độ sáng phù hợp cùng khả năng tái tạo màu sắc ở mức khá. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mọi màn hình smartphone đều được tạo ra như nhau.
Chất lượng tấm nền và tinh chỉnh của nhà sản xuất đều có thể ảnh hướng đến chất lượng hình ảnh thu được. Hầu hết điện thoại ngày nay đều có không gian màu rộng, thế nhưng nhiều điện thoại không hiển thị các gam màu chuẩn xác. Màn hình được hiệu chỉnh không đúng cách có thể bị thiên về tông màu lạnh hoặc ấm. Điều này có thể làm cho cảnh hoàng hôn trông rực rỡ như một ngọn lửa cuồng nộ. Ngoài ra, cũng có nhiều màn hình không thể giải quyết đúng các phần tối của hình ảnh khi phát lại nội dung HDR. Điều này có thể là do mức độ tương phản thấp của tấm nền hoặc tinh chỉnh không chính xác trong phần mềm.
Dĩ nhiên, bất kể độ phân giải màn hình của bạn cao bao nhiêu trong các trường hợp như vậy, hình ảnh sẽ trông không liên quan. Đáng tiếc, bạn không thể đánh giá hiệu năng trong thế giới thực của màn hình smartphone chỉ dựa trên bảng thông số kỹ thuật của nó. Dù bạn sẽ tìm thấy độ phân giải và mật độ điểm ảnh được thể hiện trên thông số kỹ thuật, nhưng hầu như không có nhà sản xuất nào liệt kê độ chính xác của màu sắc. Nói cách khác, chúng ta cần phải chờ những đánh giá độc lập.
Cũng cần lưu ý, có rất nhiều điều thay đổi kể từ khi màn hình smartphone QHD đầu tiên được tung ra thị trường vào năm 2015. Thay vì cố gắng cải thiện độ trung thực của hình ảnh bằng cách tăng số lượng pixel, các nhà sản xuất smartphone đã tập trung nhiều hơn vào những tính năng cải thiện kinh nghiệm tổng thể. Một ví dụ cho điều này là độ sáng tối đa ngày càng được cải thiện, cho phép các hình ảnh HDR sống động hơn.
Đối với tương lai của màn hình smartphone, rõ ràng, độ phân giải không còn là tất cả. Tăng tiêu thụ điện năng, tỏa nhiệt và gâp áp lực xử lý làm cho mật độ điểm ảnh cao trở nên không thực tế trong thế giới thực. Và nếu hầu hết người tiêu dùng không thể phân biệt được sự khác biệt thì ngay từ đầu, các nhà sản xuất sẽ không cần phải trang bị thêm phần cứng.
>>> Những con chip giá chưa bằng thẻ điện thoại 500k đang làm tắc nghẽn cả chuỗi cung ứng
Nguồn: Android Authority
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top