Tại sao camera vẫn nên chỉ dừng lại ở độ phân giải 24MP?

Phương pháp vàng (Golden Mean) của Aristotle thể hiện điểm trung gian giữa sự dư thừa vào thiếu hụt. Chúng ta có thể áp dụng nó vào những thú vui trong cuộc sống, cảm xúc cũng như quyết định của bàn thân. Nó có rất nhiều ý nghĩa thiết thực, và ngay cả nhiếp ảnh số cũng tuân theo phương pháp của của Aristotle.
Tại sao camera vẫn nên chỉ dừng lại ở độ phân giải 24MP?
Với mong muốn nhiều chi tiết hơn, nhiều thông tin hơn cùng khả năng cắt xén ảnh tốt hơn, hầu hết mọi người đều muốn cảm biến có độ phân giải cao hơn mức 24MP. Một nhiếp ảnh gia có tên là Daniel O’Neil của PetaPixel đã cố nâng cấp lên Leica M10-R với độ phân giải 24MP, sau nhiều năm sử dụng Leica M10 vốn chỉ có 8MP. Và sau khi phân tích, anh nhận thấy rằng dẫu M10-R có độ chi tiết và khả năng crop đáng kinh ngạc, thế nhưng, anh không còn cảm nhận được độ mượt mà vốn có trên M10. Sức hút đó đã khiến anh vội vàng đăng bán M10 trong một phút “bốc đồng”. Sau khi nhìn lại những bức ảnh chụp từ M10, anh cảm nhận được sự ấp ám và mờ ảo. Khi bỏ M10 để có thêm độ phân giải, anh đã gạt đi Golden Mean. Trong một cơn hoảng loạn khác, anh đã quyết định ngừng bán M10 và chọn bán đi M10-R.
Tại sao camera vẫn nên chỉ dừng lại ở độ phân giải 24MP?
Một bức ảnh chụp từ M10 chưa qua chỉnh sửa. Chụp ảnh: Daniel O'Neil
Tại sao camera vẫn nên chỉ dừng lại ở độ phân giải 24MP?
Một bức ảnh chụp từ M10-R chưa qua chỉnh sửa. Chụp ảnh: Daniel O'Neil Tất nhiên, tham vọng chụp ảnh của mỗi người là khác nhau. Một số thích săm soi từng pixel, một số thích tạo ra tác phẩm nghệ thuật, số khác lại dành thời gian để sắp xếp cũng như chỉnh sửa những bức ảnh vô tận mà thẻ nhớ có thể chứa được... Ngoài niềm vui được sử dụng những chiếc máy ảnh thủ công huyền thoại và nhìn mọi thứ qua ống ngắm, mục đích của Daniel khi làm ảnh chính là đưa chúng vào những bài viết của mình trên tạp chí. Trước đây, một tác giả khác của PetaPixel đã cho rằng cảm biến 24MP lỗi thời. Thế nhưng, với mục tiêu theo đuổi cụ thể của Daniel, anh đã phủ nhận lời kêu gọi của người đó về việc tham gia chạy đua vũ trang của độ phân giải cao.
Tại sao camera vẫn nên chỉ dừng lại ở độ phân giải 24MP?
Một bức ảnh chụp từ M10 chưa qua chỉnh sửa. Chụp ảnh: Daniel O'Neil Với độ phân giải cao, nhiếp ảnh có thể mang đến một cái nhìn siêu thực ngược lại với tự nhiên, noise nhiều hơn do pixel nhỏ hơn, dày đặc hơn. Nhưng với Daniel và nhiều nhiếp ảnh gia khác, những lợi ích này dường như lại là một mất mắt. Đối với những người chụp ảnh bằng Leica M thuần túy nhất, độ phân giải cao cũng làm giảm đi “cái nhìn Leica” cổ điển. Những hình ảnh bị kỹ thuật số quá mức không làm chúng ta liên tưởng đến những “nàng thơ” trong dòng máy ảnh Leica M sử dụng film. Nhiếp ảnh, cùng mọi nghệ thuật, vẫn hoàn toàn mang tính chủ quan. Hầu hết mọi người ngày nay thích bề ngoài được số hóa cao, độ bão hòa đi cùng độ chi tiết và màu sắc. Họ thích chụp và chỉnh sửa những hình ảnh như vậy, thử nghiệm với các giới hạn công nghệ máy ảnh và điều đó thật tuyệt. Nhưng với sự gia tăng của máy ảnh có độ phân giải cao, khả năng tiếp cận liên quan đến giá cả của chúng cũng như sự đơn giản trong sử dụng, điều quan trọng là phải đặt ra câu hỏi ranh giới nằm ở đâu và liệu chúng ta có đang rời quá xa Golden Mean hay không.
Tại sao camera vẫn nên chỉ dừng lại ở độ phân giải 24MP?
Daniel đã đặt câu hỏi cho một nhân viên cửa hàng Leica dày dặn kình nghiệm rằng: “Chúng ta đang nhận được nhiều độ phân giải hơn từ máy ảnh, nhưng liệu chúng ta có cần nó không?” Ngoài các nhiếp ảnh gia đường phố và phong cảnh, hầu hết chúng ta không cắt xén ảnh quá nhiều. Theo nhân viên cửa hàng Leica, ngày nay, rất ít nhiếp ảnh gia nhiệp dư in những tác phẩm của họ, chứ chưa nói đến việc tạo ra các bản bản in có kích thước vượt quá 20x30 inch. Tuy nhiên, một vài năm trước, phong trưng bày Bellevue Leica Store đã thực hiện một buổi trình diễn có một bản in 34x54 inch chụp từ một camera 24MP. Tháng 12/2020, chiếc máy ảnh SL2-S mới của Leica ra đời, được trang bị cảm biến CMOS backlit hiện đại với độ phân giải 24MP. Nó bán chạy hơn SL2. Ngay cả M11 mới được phát hành vào tháng 1/2022 cũng gật đầu về lợi ích của độ phân giải thấp hơn bằng cách cung cấp cảm biến có khả năng chuyển dịch pixel nhằm mang đến những hình ảnh 60MP, 38MP hoặc 18MP. Nhân viên Leica cho biết: “Tôi đang thấy đường cong hình chuông đang phẳng dần. Đó là quy luật hiệu suất giảm dần.” 60MP có ý nghĩa đối với các thể loại như kiến trúc hoặc phong cảnh phức tạp, cũng như với những người cần thực hiện crop nhiều, nhưng người chụp chân dung lại sợ chi tiết như vậy trên khuôn mặt chủ thể của họ. Những hình ảnh có độ phân giải cao cũng tạo ra file dung lượng lớn không đáng có, nhanh chóng lấp đầy ổ cứng và đóng băng máy tính.
Tại sao camera vẫn nên chỉ dừng lại ở độ phân giải 24MP?
Một bức ảnh chụp từ M10-R đã được chỉnh sửa trong Photoshop. Chụp ảnh: Daniel O'Neil Tuy nhiên, cuối cùng, nhân viên này cũng đưa ra lời khuyên để xác định bạn cần cảm biến nào: “Bạn muốn hình ảnh của mình trông như thế nào?” Một chuyên gia đồng thời cũng là nhân viên lâu năm tại một cửa hàng máy ảnh lớn ở California, giải thích cách độ phân giải cao đã nhảy từ máy ảnh cao cấp sang mức giá tầm trung như thế nào trong 2 – 3 năm qua. Ông nói, sự dân chủ hóa này rất tốt cho ngành. Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ lo ngại rằng hoạt động tiếp thị khiến người tiêu dùng cảm thấy họ luôn cần những gì mới nhất, mặc dù họ có thể không yêu cầu nhiều “hỏa lực” trong một cảm biến. Ông cho biết: “Nikon Z6 (24MP) không phức tạp như Z7 hoặc Z9. Những máy ảnh đó có nhiều MP hơn, thế nên, bạn sẽ nghĩ rằng nhiều MP hơn cuối cùng sẽ tốt hơn. Vì vậy, nếu bạn có một chiếc Nikon Z6, bạn sẽ nghĩ ‘Chà, đây là công việc, nhưng Z7 (45,7MP) rõ ràng là tốt hơn’.”
Tại sao camera vẫn nên chỉ dừng lại ở độ phân giải 24MP?
Một bức ảnh chụp từ M10 đã được chỉnh sửa trong Photoshop. Chụp ảnh: Daniel O'Neil Ông tiếp tục bằng cách nêu tên một số máy ảnh nổi bật trong phạm vi 24MP, mặc kệ độ phân giải “thấp” của chúng. Chẳng hạn Fujifilm XP-4 hay những chiếc máy ảnh Ricoh GR, mang đến các bức ảnh trông như film. Nó có thể không phù hợp để săm soi từng pixel nhưng chắc chắn đủ ổn để in ấn. Đúng là không có cảm biến Full Frame, nhưng chúng vẫn chỉ kém hơn tí xíu so với những cảm biến Full Frame hơn 40MP. Ông lưu ý rằng một loại máy ảnh khác đã trở nên phổ biến với mọi loại nhiếp ảnh gia ngày nay. Những cảm biến backlit, như được tìm thấy trong Sony Alpha 7S và Leica SL2-S, tạo ra thứ gì đó giống như tầm nhìn ban đêm. “Chúng nhìn thấy những thứ mà mắt bạn không thể nhìn thấy, chẳng hạn như bầu trời đêm ở Joshua Tree, hoặc trong một địa điểm âm nhạc hay quán bar.” Dĩ nhiên, sau đó, anh ấy cũng đề cập đến việc Leica M11 mới cũng có thể làm được điều này nhờ cảm biến backlit của nó, nhưng cũng cho phép độ cphân giải cao gấp 3 lần và hiển thị chất lượng mượt mà như film. Điều này có nghĩa là, chúng ta có thể có một cái gì đó như M10 ở độ phân giải 18MP, dung lượng file có thể rơi vào mức 36MP cùng khả năng cắt xem 60MP trong một máy ảnh duy nhất, tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người. Có lẽ, một công gnhệ toàn diện như vậy cũng cuối cùng cũng đã tôn trọng Golden Mean. >>> Canon trình làng máy ảnh APS-C mới. Nguồn: PetaPixel
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top