Tại sao con người lại gặp ảo giác khi đi trên sa mạc?

Sa mạc là địa điểm khô cằn và hoang vu nhất trên Trái Đất nhưng nơi đó lại ẩn chứa rất nhiều bí ẩn chưa được khám phá. Chắc hẳn, bạn đã từng nghe đến hiện tượng ảo giác khi đi trên sa mạc và bằng cách nào đó cả một đám đông nhìn thấy ảo giác đó như nhau.
Tại sao con người lại gặp ảo giác khi đi trên sa mạc?
Nhiều người khi đi trên sa mạc vắng vẻ hoang vu, bỗng nhiên thấy phía trước mặt xuất hiện một hồ nước trong veo, mặt hồ lung linh gợn sóng, hai bên hồ có cây cỏ tốt tươi, có người, nhà cửa… nhưng khi đi đến gần thì chẳng thấy gì cả.
Hiện tượng phản xạ toàn phần là nguyên nhân gây ra ảo ảnh nhìn thấy nước ở sa mạc hoặc trên mặt đường vào ngày nắng nóng. Nhìn thấy nước trên sa mạc là ảo ảnh xảy ra do sự chênh lệch nhiệt độ giữa các lớp không khí. Hiện tượng nhìn thấy nước ở sa mạc hoặc trên mặt đường vào ngày nắng. Lớp không khí càng gần mặt đất thì càng bị đốt nóng, càng lên cao không khí càng mát hơn. Không khí bị đốt nóng sẽ giãn nở khiến chiết suất giảm. Lớp không khí trên cao mát hơn, có mật độ đậm đặc hơn nên có chiết suất cao hơn.
Tại sao con người lại gặp ảo giác khi đi trên sa mạc?
Sự chênh lệch chiết suất khiến ánh sáng bị bẻ cong. Càng gần mặt đất, góc tới của tia sáng càng tăng. Khi góc tới vượt qua giá trị của góc khúc xạ giới hạn, hiện tượng phản xạ toàn phần sẽ xảy ra, làm ánh sáng chuyển hướng lên trên và truyền tới mắt. Mắt chúng ta nhìn theo đường thẳng, kết quả là hình ảnh phản chiếu của bầu trời trên mặt đất tạo ra ảo ảnh giống như vũng nước.

>> Có rất ít cát để xây dựng, tại sao con người không lấy cát sa mạc để xây nhà?

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top