VNR Content
Pearl
Hàng năm, vào thứ Năm trong tuần thứ tư của tháng 11, những gia đình ở Mỹ lại quây quần để tổ chức Lễ Tạ ơn bên nhau. Họ trò truyện, xem ti vi và thưởng thức bữa tối với đầy ắp món ngon. Cuối cùng, khi đã no căng bụng, họ ngồi nghỉ ngơi và ngủ thiếp đi từ lúc nào không hay!
Từ bao đời nay, gà tây - món ăn quan trọng nhất trong bàn tiệc Lễ Tạ Ơn - đã được cho là nguyên nhân gây ra cảm giác buồn ngủ này. Nhưng nó có thực sự là thủ phạm?
Gà tây nướng là món chính của bữa ăn tối trong Lễ Tạ ơn
Tryptophan là một loại axit amin mà cơ thể người cần nhưng không thể tự sản xuất. Không chỉ tạo ra serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh và hormone gây ảnh hưởng đến tâm trạng, tryptophan cũng tạo ra melatonin, loại hormone chịu trách nhiệm về chu kỳ ngủ của con người. Tác động tổng hợp của 2 loại hormone này có thể khiến chúng ta cảm thấy buồn ngủ.
Gà tây quả thực có chứa Tryptophan nhưng không đủ để khiến chúng ta buồn ngủ nhanh đến vậy. Thực tế, có nhiều loại thực phẩm hàng ngày còn có lượng tryptophan cao hơn hoặc tương tự gà tây.
Ngay cả các dạng thịt khác, như thịt gà, thịt bò và cá ngừ, cũng như các thực phẩm như sữa tươi, trứng, pho mát, đậu nành và các loại hạt, đều là nguồn cung cấp tryptophan dồi dào. Tryptophan là một axit amin thiết yếu và dễ dàng tìm thấy trong mọi chất chứa protein.
Một pound gà tây (khoảng 2 phần ăn) chứa 410 miligam tryptophan. Trong khi đó, một người cần tiêu thụ khoảng 4-5 gam tryptophan mới có thể cảm thấy buồn ngủ ngay lập tức. Như vậy, lượng tryptophan mà chúng ta hấp thụ trong món gà tây không đủ để khiến chúng ta buồn ngủ.
Những món ăn phong phú bày ra trên bàn và số lượng chúng ta tiêu thụ mới là thủ phạm thực sự đằng sau cơn buồn ngủ. Tất cả các loại thực phẩm này đều chứa nhiều protein, carbohydrate và chất béo.
Một bữa tối Lễ Tạ Ơn điển hình bao gồm nhiều thực phẩm giàu carbohydrate và protein
Việc hấp thụ quá nhiều carbohydrate sẽ gián tiếp làm tăng lượng serotonin trong não. Cụ thể, carbohydrate dư thừa trong máu khiến cho insulin trong cơ thể giải phóng nhiều hơn, vì insulin đảm nhiệm việc duy trì glucose trong máu. Insulin gián tiếp khiến mức serotonin trong cơ thể tăng lên.
Mức serotonin cũng tăng lên nhờ chế độ ăn giàu protein. Các protein có chứa các axit amin như tryptophan, cũng tạo ra serotonin. Serotonin từ hai nguồn này sau đó tạo ra melatonin, một loại hormone gây buồn ngủ.
Hơn nữa, lượng thức ăn dồi dào mà chúng ta nạp vào cơ thể đòi hỏi hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn. Hệ tiêu hóa do đó cần nhiều thời gian và năng lượng (cũng như lượng máu lớn hơn) để xử lý tất cả các chất béo và carbohydrate mà chúng ta đã ăn trong ngày lễ.
Khi máu dồn về hệ tiêu hóa, lượng máu lên não và các cơ quan khác sẽ ít hơn. Máu ít hơn có nghĩa là ít năng lượng hơn (thông qua quá trình oxy hóa tế bào), cuối cùng khiến chúng ta cảm thấy buồn ngủ.
Các công việc chuẩn bị cho Lễ Tạ Ơn như nấu ăn và dọn dẹp có thể khiến bạn mệt mỏi và buồn ngủ
Ngoài ra, nhịp sinh học cũng có thể là nguyên nhân thúc đẩy cảm giác buồn ngủ này. Vào mùa đông, trời sẽ mau tối hơn, bóng tối khiến cơ thể sản sinh nhiều melatonin hơn, khiến bạn muốn đi ngủ sớm hơn!
Theo Science ABC
Từ bao đời nay, gà tây - món ăn quan trọng nhất trong bàn tiệc Lễ Tạ Ơn - đã được cho là nguyên nhân gây ra cảm giác buồn ngủ này. Nhưng nó có thực sự là thủ phạm?
Tryptophan trong gà tây
Suốt nhiều thế hệ, người ta cho rằng gà tây có thể gây buồn ngủ là bởi món ăn truyền thống này có chứa tryptophan, chất được cho là dẫn đến chứng buồn ngủ sau bữa ăn. Nhưng đây mới chỉ là một phần của câu chuyện.Tryptophan là một loại axit amin mà cơ thể người cần nhưng không thể tự sản xuất. Không chỉ tạo ra serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh và hormone gây ảnh hưởng đến tâm trạng, tryptophan cũng tạo ra melatonin, loại hormone chịu trách nhiệm về chu kỳ ngủ của con người. Tác động tổng hợp của 2 loại hormone này có thể khiến chúng ta cảm thấy buồn ngủ.
Gà tây quả thực có chứa Tryptophan nhưng không đủ để khiến chúng ta buồn ngủ nhanh đến vậy. Thực tế, có nhiều loại thực phẩm hàng ngày còn có lượng tryptophan cao hơn hoặc tương tự gà tây.
Ngay cả các dạng thịt khác, như thịt gà, thịt bò và cá ngừ, cũng như các thực phẩm như sữa tươi, trứng, pho mát, đậu nành và các loại hạt, đều là nguồn cung cấp tryptophan dồi dào. Tryptophan là một axit amin thiết yếu và dễ dàng tìm thấy trong mọi chất chứa protein.
Một pound gà tây (khoảng 2 phần ăn) chứa 410 miligam tryptophan. Trong khi đó, một người cần tiêu thụ khoảng 4-5 gam tryptophan mới có thể cảm thấy buồn ngủ ngay lập tức. Như vậy, lượng tryptophan mà chúng ta hấp thụ trong món gà tây không đủ để khiến chúng ta buồn ngủ.
Vậy thủ phạm là…?
Bữa tối Lễ Tạ Ơn “truyền thống” bao gồm gà tây nướng, Stuffing (một hỗn hợp gồm bánh mì, cần tây xắt nhỏ, cà rốt, hành tây và cây xô thơm nhồi bên trong gà tây rồi đem đi nướng), ngô, đậu xanh, bánh mì cuộn, khoai tây nghiền, nước sốt thịt, nước sốt nam việt quất và món tráng miệng được chờ đợi nhất, bánh bí ngô.Những món ăn phong phú bày ra trên bàn và số lượng chúng ta tiêu thụ mới là thủ phạm thực sự đằng sau cơn buồn ngủ. Tất cả các loại thực phẩm này đều chứa nhiều protein, carbohydrate và chất béo.
Việc hấp thụ quá nhiều carbohydrate sẽ gián tiếp làm tăng lượng serotonin trong não. Cụ thể, carbohydrate dư thừa trong máu khiến cho insulin trong cơ thể giải phóng nhiều hơn, vì insulin đảm nhiệm việc duy trì glucose trong máu. Insulin gián tiếp khiến mức serotonin trong cơ thể tăng lên.
Mức serotonin cũng tăng lên nhờ chế độ ăn giàu protein. Các protein có chứa các axit amin như tryptophan, cũng tạo ra serotonin. Serotonin từ hai nguồn này sau đó tạo ra melatonin, một loại hormone gây buồn ngủ.
Hơn nữa, lượng thức ăn dồi dào mà chúng ta nạp vào cơ thể đòi hỏi hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn. Hệ tiêu hóa do đó cần nhiều thời gian và năng lượng (cũng như lượng máu lớn hơn) để xử lý tất cả các chất béo và carbohydrate mà chúng ta đã ăn trong ngày lễ.
Khi máu dồn về hệ tiêu hóa, lượng máu lên não và các cơ quan khác sẽ ít hơn. Máu ít hơn có nghĩa là ít năng lượng hơn (thông qua quá trình oxy hóa tế bào), cuối cùng khiến chúng ta cảm thấy buồn ngủ.
Còn thủ phạm nào khác ngoài đồ ăn?
Lý do khác đằng sau cảm giác buồn ngủ sau bữa tối có thể là sự mệt mỏi. Trước ngày lễ, mọi người đều bận rộn, xoay sở công việc, dọn dẹp nhà cửa cho lễ hội, mua hàng tạp hóa chuẩn bị cho bữa ăn, nấu nướng, tổ chức tiệc, v.v. Bữa tối kết thúc cũng là lúc chúng ta có thời gian để nghỉ xả hơi sau một tuần bận rộn, cơn buồn ngủ cũng theo đó mà đến rất tự nhiên.Ngoài ra, nhịp sinh học cũng có thể là nguyên nhân thúc đẩy cảm giác buồn ngủ này. Vào mùa đông, trời sẽ mau tối hơn, bóng tối khiến cơ thể sản sinh nhiều melatonin hơn, khiến bạn muốn đi ngủ sớm hơn!
Theo Science ABC