Tại sao thỉnh thoảng chúng ta có thể nhìn thấy Mặt Trăng vào ban ngày?

Sự hiện diện của mặt trăng trên bầu trời đêm đã trở nên quen thuộc với thế giới của con người trong nhiều thiên niên kỷ. Nếu Trái Đất không có bầu khí quyển, mặt trăng sẽ có thể nhìn thấy mọi lúc, nhưng đôi khi chúng ta có thể nhìn thấy Mặt Trăng giữa ban ngày.
Thực tế thì việc nhìn thấy Mặt Trăng vào ban ngày cũng có lý do giống như khi chúng ta nhìn thấy nó vào ban đêm - nó phản xạ ánh sáng từ mặt trời. Khoảng cách của Mặt Trăng và Trái Đất cũng khiến nó trông sáng hơn vào ban ngày hoặc ban đêm. Sau Mặt Trời thì Mặt Trăng là thiên thể sáng nhất mà chúng ta có thể nhìn thấy.
Tuy nhiên, cơ hội để nhìn thấy Mặt Trăng vào ban ngày là khá ít. Điều này là do bầu khí quyển của Trái Đất và và chu kỳ quỹ đạo của vệ tinh tự nhiên của nó. Các giai đoạn của Mặt Trăng từ lúc trăng non đến khi "tròn vành vạnh như chiếc đĩa" cũng có nghĩa là mặt được chiếu sáng của nó đang tăng dần về diện tích.

Độ gần của Mặt Trăng so với Trái Đất cho phép nó xuất hiện rõ hơn vào ban ngày

Tại sao thỉnh thoảng chúng ta có thể nhìn thấy Mặt Trăng vào ban ngày?
Chị Hằng cũng thích "rong chơi" vào cả ban ngày
Các phần tử trong bầu khí quyển của hành tinh chúng ta chủ yếu là khí nitơ và oxy - những loại khí tán xạ ánh sáng có bước sóng ngắn, chẳng hạn như ánh sáng xanh lam và tím. Sự tán xạ này, bao gồm việc hấp thụ và phát lại ánh sáng theo một hướng khác, tạo cho Trái đất một bầu trời xanh.
Để được người Trái Đất nhìn thấy vào ban ngày, Mặt Trăng phải "vượt qua" ánh sáng tán xạ từ mặt trời. Trong hai hoặc 3 ngày ở thười kỳ trăng non, nó khó có khể nhìn thấy được đối với những người quan sát trên Trái Đất, vì lúc đó nó bị ánh sáng tán xạ của Mặt Trời che khuất.
Tuy nhiên, vì mặt trăng đủ to và đủ gần với Trái Đất (khoảng 384.400 km) để phản chiếu đủ ánh mặt trời nên nó sáng hơn bầu trời xung quanh, có nghĩa là ánh sáng mà nó phản chiếu có vẻ sáng so với các vật thể phát ra hoặc phản xạ ánh sáng ở xa hơn, chẳng hạn như các ngôi sao hoặc hành tinh khác, lúc đó bạn sẽ thấy được "chị Hằng" rõ hơn vào ban ngày.
Các nhà thiên văn học sử dụng độ sáng bề mặt như một cách để định lượng độ sáng biểu kiến (thước đo độ sáng khi quan sát từ Trái Đất) của các vật thể trên bầu trời, chẳng hạn như các thiên hà hoặc tinh vân, bằng cách đo lượng ánh sáng chúng phát ra trên một khu vực của bầu trời đêm. Vì Mặt Trăng gần Trái Đất hơn các ngôi sao nên độ sáng bề mặt của nó lớn hơn độ sáng bề mặt của bầu trời, nghĩa là chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy nó tỏa sáng vào ban ngày.

Tại sao thỉnh thoảng chúng ta có thể nhìn thấy Mặt Trăng vào ban ngày?

Những giai đoạn lý tưởng để quan sát "chị Hằng" vào ban ngày

Tuy nhiên, khả năng xuất hiện của Mặt Trăng trong ánh sáng ban ngày cũng bị hạn chế bởi nhiều yếu tố gồm các mùa, giai đoạn hiện tại của nó và độ trong của bầu trời vào một ngày nhất định.
Mặt trăng có khả năng được nhìn thấy vào ban ngày trung bình 25 ngày trong tháng trong suốt cả năm. Gần chu kỳ trăng non, nó quá gần với Mặt Trời nên khó thấy hơn, khi gần trăng tròn, nó chỉ được thấy vào ban đêm, vì mặt trăng mọc lúc hoàng hôn và lặn lúc mặt trời mọc. Ngày duy nhất mà Mặt Trăng không thể "ở cùng" với Mặt Trời là ngày trăng tròn, vì trong ngày đó, Mặt Trời lặn và sau đó Mặt Trăng mọc và ngược lại.
Vào mùa đông, khi các ngày ngắn hơn ở vĩ độ trung bình, cơ hội xuất hiện Mặt Trăng trong ngày cũng ít hơn. Theo các nhà thiên văn, thời gian tốt nhất để ngắm "chị Hằng" vào ban ngày là trong 1 tuần sau thời thời kỳ trăng non, Mặt Trăng sẽ được nhìn thấy ở bầu trời phía Đông và 1 tuần sau thời kỳ trăng tròn, Mặt Trăng xuất hiện ở bầu trời phía Tây. Đó là khoảng thời gian mà "chị Hằng" và quả cầu lửa đang cùng dạo chơi.

>>>Tàu thăm dò của NASA vừa có phát hiện đáng kinh ngạc về sao Hỏa rất giống với Trái Đất
Nguồn livescience
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top