Tạm biệt lỗi kinh điển "màn hình xanh chết chóc" trên Windows!

From Beijing with Love
From Beijing with Love
Phản hồi: 0

From Beijing with Love

Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Microsoft vừa công bố kế hoạch thiết kế lại “màn hình xanh chết chóc” (Blue Screen of Death - BSOD), biểu tượng lỗi quen thuộc trên Windows mà không người dùng nào muốn gặp phải. Trong lần cải tiến này, BSOD sẽ không còn giữ màu xanh đặc trưng, loại bỏ biểu tượng mặt mếu và mã QR vốn ít được sử dụng. Thay vào đó, màn hình lỗi mới có thể chuyển sang màu đen đơn giản, tương tự giao diện khi Windows cập nhật. Theo bài viết trên blog chính thức của Microsoft, công ty đang cân nhắc một thiết kế hợp lý hơn, phù hợp với phong cách hiện đại của Windows 11. Thông tin kỹ thuật về lỗi vẫn được giữ lại nhưng sẽ được trình bày ngắn gọn và dễ hiểu hơn.

Người dùng tham gia chương trình Windows Insiders đã có thể trải nghiệm phiên bản thử nghiệm của BSOD mới trên các kênh Beta, Dev và Canary. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, màn hình lỗi vẫn mang màu xanh lá cây. Microsoft cho biết phiên bản hoàn chỉnh có thể chuyển sang màu đen hoặc xanh dương, nhưng quyết định cuối cùng chưa được xác nhận.

Màn hình xanh chết chóc xuất hiện từ những ngày đầu của hệ điều hành Windows, nhưng vai trò của nó đã thay đổi theo thời gian. Trên Windows 3.0 ra mắt năm 1990, đây chỉ là màn hình thông báo lỗi toàn màn hình, thường liên quan đến trình điều khiển thiết bị hoặc phần mềm không chạy được. Đến Windows 3.1 năm 1992, màn hình này bắt đầu mang màu xanh đặc trưng. Khi đó, người dùng được hướng dẫn nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Del để mở Task Manager, giúp tắt các ứng dụng bị treo nếu có thể.

1743493481818.png


BSOD thực sự trở thành biểu tượng cho lỗi hệ thống nghiêm trọng từ Windows NT 3.1 năm 1993. Màn hình lúc này hiển thị thông báo lỗi dạng “*** STOP:”, còn gọi là lỗi dừng, buộc hệ thống phải khởi động lại. Định dạng này đã được duy trì qua các phiên bản Windows sau đó. Nguyên nhân gây ra BSOD rất đa dạng, từ lỗi trình điều khiển (driver), phần cứng hỏng như RAM hay nguồn điện, đến lỗi phần mềm như tệp DLL không tương thích hoặc lỗ hổng trong kernel hệ thống.

Vậy tại sao BSOD lại có màu xanh? John Vert, người được xem là “cha đẻ” của BSOD, từng giải thích rằng màu xanh xuất phát từ hạn chế của bảng màu phần cứng video thời bấy giờ. Khi phát triển firmware, ông sử dụng MIPS OS và công cụ SlickEdit, cả hai đều có nền xanh mặc định. Từ đó, màu xanh trở thành lựa chọn tự nhiên và gắn bó với BSOD qua nhiều thập kỷ.

Microsoft đã điều chỉnh BSOD nhiều lần trong lịch sử. Thay đổi lớn nhất diễn ra trên Windows 8, khi màn hình chuyển sang thiết kế xanh dương với chữ trắng, bổ sung biểu tượng mặt mếu bằng emoji và thông tin lỗi cơ bản. Đến Windows 10, công ty thêm mã QR để hỗ trợ người dùng quét và tìm hiểu nguyên nhân lỗi, thiết kế này tiếp tục được dùng trên Windows 11 cho đến nay. Tuy nhiên, từng có thời điểm Microsoft thử chuyển BSOD sang màu đen trong một bản build của Windows 11, nhưng sau đó quay lại màu xanh truyền thống do phản hồi từ người dùng.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top