Tào Tháo đa nghi, háo sắc, thích cướp vợ người khác nhưng tử tế với với người phụ nữ này đến cuối đời

Tào Tháo có 6 người vợ chính thức, còn không chính thức chắc nhiều khó đếm xuể. Ông ta nổi tiếng là háo sắc, cướp vợ của kẻ thù và xem đó như một chiến tích. Tuy nhiên, có một người phụ nữ khiến ông ta phải nể phục, từ thân phận vợ bé được phong làm hoàng hậu và ở bên ông ta đến cuối đời, tính ra là tròn 40 năm.
Đó chính là Biện phu nhân, hay còn gọi Biện thị.
Kể ngắn gọn về bà: Xuất thân của bà quá hèn kém và thân phận kỹ nữ, chỉ là nhị phòng cùng các bà vợ khác chia sẻ tình cảm nhưng là người có danh vọng nhất, được chồng kính trọng vì bản lĩnh rất lớn, ăn ở độ lượng, có trước có sau. Bà thủy chung tin tưởng người đầu gối tay ấp với mình, cố gắng hòa giải Đinh phu nhân và Tào Tháo, phục thị vợ cả rất tử tế. Thậm chí, con của vợ lẽ đã bị bỏ quên cũng được bà chăm sóc ân cần không khác chính con đẻ của mình.
Tào Tháo đa nghi, háo sắc, thích cướp vợ người khác nhưng tử tế với với người phụ nữ này đến cuối đời
Tạo hình Tào Tháo và Biện thị trong phim truyền hình Trung Quốc
Biện thị sinh năm 160, người quận Lang Nha (nay thuộc tỉnh Sơn Đông), xuất thân thấp hèn. Từ nhỏ, Biện Thị lang bạt kỳ hồ, múa hát mua vui cho người quyền quý. Thời bấy giờ, gia đình giàu có thích gọi các nhóm ca kỹ tới nhà biểu diễn.
Năm 20 tuổi, Biện Thị lọt mắt xanh Tào Tháo, khi đó 26 tuổi, được ông nạp làm thiếp. Chính thất bấy giờ của Tào Tháo là Lưu phu nhân, bà qua đời sau khi sinh con trai Tào Ngang. Sau đó, Tào Tháo giao Đinh phu nhân nuôi dạy Tào Ngang.
Năm 187, Biện thị sinh con trai Tào Phi, nhờ vậy có chút địa vị trong gia đình, dù vậy, mẹ con bà vẫn bị Đinh phu nhân coi thường, ức hiếp. Dù vậy, Biện Thị nhẫn nhịn, bình tĩnh. Một lần, vì đấu trí với Đổng Trác, Tào Tháo vội vàng lánh nạn, không kịp báo cho thân tín. Viên Thuật nghe tin đồn Tào Tháo chết, bèn nói với người nhà ông. Các người hầu tin lời, thu dọn đồ đạc định bỏ đi. Nhưng Biện Thị ngăn cản, cho rằng lời của Viên Thuật không có cơ sở. Bà nói: “Tào quân lành dữ còn chưa biết, các người đã đòi bỏ đi. Nếu ngày mai ông ấy trở về, các người còn mặt mũi nào nhìn ông ấy?”.
Sau đó, đám người ở lại tiếp tục công việc. Khi trở về, Tào Tháo cảm phục Biện Thị. Từ đó, bà thường được Tào Tháo sắp xếp ở cạnh mỗi khi ông tới căn cứ địa khác. Năm 197, Tào Tháo trúng mũi tên khi đánh trận, phải tháo chạy. Con trai Tào Ngang và cháu trai đều thiệt mạng. Bấy giờ, Tào Phi mới 10 tuổi, kịp trèo lên ngựa thoát thân. Sau khi trở về, Đinh phu nhân cho rằng Tào Tháo không bảo vệ Tào Ngang, trách móc chồng.
Thấy vợ bù lu bù loa, Tào Tháo vô cùng tức giận, trả Đinh phu nhân về nhà mẹ đẻ. Lúc đó, ông chỉ định dọa bà, một thời gian sau đến đón về. Nhưng khi Tào Tháo tới đón, Đinh phu nhân không chịu làm hòa. Tào Tháo bỏ vợ, đưa Biện Thị từ vợ bé lên làm chính thất. Ông giao cho Biện Thị dạy dỗ những người con mất mẹ.
Biện Thị tháo vát, không để Tào Tháo vướng bận chuyện gia đình. Dù trước đây bị Đinh phu nhân coi thường, gây khó dễ, Biện phu nhân vẫn tôn trọng bà. Mỗi khi Tào Tháo tác chiến xa nhà, Biện phu nhân cho người đến nhà Đinh phu nhân thăm hỏi, tặng lễ vật, có khi đón Đinh phu nhân về nhà chơi. Khi Đinh phu nhân qua đời, Biện phu nhân xin chồng lo tang lễ cho bà, được Tào Tháo đồng ý.
Tào Tháo đánh giá cao nhất việc Biện phu nhân thu vén việc dạy dỗ con cái trong nhà. Sau khi Tào Tháo xưng Ngụy vương, ông phong Biện phu nhân làm Vương hậu. Sau này, bà được truy phong làm Vũ Tuyên Biện hoàng hậu.
Phẩm hạnh khác của Biện phu nhân là tiết kiệm. Bấy giờ chiến tranh loạn lạc, kinh tế tiêu điều, bà làm gương cho các thê thiếp, không tiêu xài, ăn uống hoang phí. Một lần, Tào Tháo có được vài món trang sức, bảo Biện phu nhân chọn một chiếc. Bà chọn chiếc chất lượng trung bình. Tào Tháo hỏi vì sao, Biện phu nhân đáp: “Chọn cái đắt nhất là tham lam, chọn cái rẻ nhất thì là giả dối. Nên thiếp chọn cái ở giữa”.
Tào Tháo tính tình đa nghi, nếu Biện Thị chọn cái rẻ nhất để thể hiện mình khiêm tốt, tiết kiệm, ông sẽ nghi ngờ bà giả tạo, vì thế bà không làm vậy. Sau này, khi trở thành hoàng thái hậu, bà vẫn giữ thói quen sống tiết kiệm, đơn giản.
Tào Tháo qua đời năm 220, thọ 65 tuổi. Con trai của Tào Tháo và Biện phu nhân là Tào Phi lên ngôi, xưng Ngụy Văn Đế. Tuy nhiên, mối quan hệ mẹ con không tốt đẹp. Tào Phi ra lệnh cấm thái hậu can dự triều chính, một phần vì ông cho rằng mẹ thương em trai - Tào Thực - hơn ông. Mặt khác, lệnh cấm cũng ngăn cản thái hậu can thiệp chuyện Tào Phi xử lý mối nguy Tào Thực.
Năm 226, Tào Phi bệnh nặng, thái hậu vào cung thăm con. Nhưng bà phát hiện cung nữ hầu hạ Tào Phi chính là vợ bé của Tào Tháo. Bà sốc vì theo phép tắc, phi tần của tiên đế không được phép ở lại cung hầu hạ người kế ngôi. Hơn nữa, trước khi chết, Tào Tháo từng cho phép thê thiếp xuất cung lấy chồng khác.
Bà tra hỏi các thê thiếp vào cung của Tào Phi từ lúc nào, biết được họ hầu hạ Tào Phi từ lúc Tào Tháo mới qua đời. Biện Thái hậu mắng Tào Phi “không bằng cầm thú”, từ đó tuyệt giao với con trai. Tào Phi qua đời, Biện thái hậu cũng không dự tang lễ. Sau khi Tào Phi chết, Tào Duệ lên ngôi, phong bà nội là Thái hoàng thái hậu. Bà qua đời năm 230, thọ 70 tuổi.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top