Tencent đẩy mạnh phát triển game vũ trụ ảo

nhhgiap

Pearl
Tencent Holdings, công ty điều hành mảng kinh doanh trò chơi điện tử lớn nhất thế giới, có kế hoạch tập trung vào phát triển metaverse (vũ trụ ảo/vũ trụ số). Công ty đã tập hợp một nhóm nghiên cứu quốc tế trong một studio mới chuyên về mảng game này. Metaverse những năm gần đây vô cùng nổi tiếng, nó mở ra cánh cửa vào một thế giới chung liền mạch, ở đó mọi người không cần gặp nhau để đi dạo, xem phim hay mua sắm.
Tencent đẩy mạnh phát triển game vũ trụ ảo
Công ty có trụ sở tại Thâm Quyến gần đây đã gửi một lá thư nội bộ cho nhân viên của mình trên khắp thế giới, cho biết việc thành lập studio “F1” thuộc công ty con TiMi Studio Group. Studio này sẽ có sự tham gia của nhân viên trên khắp Trung Quốc, Mỹ, Canada và Singapore. Theo SCMP, trong phần tuyển dụng của studio này thì có ít nhất 46 vị trí làm việc.
TiMi Studios từ chối bình luận về sáng kiến thành lập F1. Đại diện của họ cho biết công ty đang tập trung phát triển các tựa game AAA (loại game có chi phí sản xuất và quảng cáo cao). Để được niêm yết tại Hongkong họ tránh sử dụng thuật ngữ metaverse bằng cách thay thế thành cụm từ “AAA, thế giới mở", điều này thể hiện rõ tham vọng dẫn đầu của hãng.

Tencent đẩy mạnh phát triển game vũ trụ ảo
Vào tháng 9, Tencent đã nộp đơn đăng ký gần 100 nhãn hiệu liên quan đến metaverse. Trong đó có “QQ metaverse" - ứng dụng nhắn tin, “QQ Music metaverse” - nền tảng livestream và nghe nhạc, “Kings metaverse" - trò chơi điện tử trực tuyến giống Honor of Kings.
Trên Zhihu, nền tảng hỏi và trả lời giống Quora của Trung Quốc, Mao Xingyun, nhà lập trình đồ họa hàng đầu của Tencent đăng tải một bài đăng, tuyên bố về tham vọng hiện thực hóa cộng đồng ảo Oasis như trong Ready Player One - một bộ phim khoa học viễn tưởng năm 2018 do Steven Spielberg đạo diễn và dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Ernest Cline - sẽ là định hướng dài hạn cho TiMi F1.
Khả năng thành công của dự án này rất lớn vì F1 sẽ trở thành một phần của TiMi Studios. Chi nhánh này của Tencent tạo ra doanh thu 10 tỷ USD vào năm ngoái nhờ thành công của các trò chơi ăn khách Honor of Kings và Call of Duty: Mobile.
Những dự án trên của Tencent cho thấy hãng đang nỗ lực vươn cao hơn mặc kệ lời chỉ trích gần đây về trò chơi điện tử là “thuốc phiện tinh thần” hay cuộc đàn áp sâu rộng của Bắc Kinh đối với các công ty Big Tech.
Vào tháng 9, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã ban hành hướng dẫn hoạt động cụ thể cho các nhà phát triển game và nền tảng livestream. Bên cạnh đó cũng yêu cầu công ty đưa ra giới hạn thời gian và số tiền mà giới trẻ được phép chi cho các dịch vụ trên.
Chính phủ quốc gia này tạm thời giảm tốc độ phê duyệt các trò chơi trực tuyến, một trong những biện pháp Bắc Kinh tăng cường để giải quyết chứng nghiện chơi game ở người trẻ. Nhiều hãng công nghệ nổi tiếng ở Mỹ như Facebook cũng đang theo đuổi các sáng kiến liên quan đến metaverse, trò chơi có tính nhập vai cao. Đây là thể loại game được nhiều người quan tâm và yêu thích.

“Đây là một bước đột phá từ thay đổi định lượng sang thay đổi chất lượng. Thế giới trực tuyến và ngoại tuyến hòa thành một. Vật lý và kỹ thuật số sẽ hợp nhất”, Pony Ma Huateng, người sáng lập, chủ tịch và giám đốc điều hành của Tencent phát biểu trong báo cáo thường niên năm 2019.
Nguồn: SCMP
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top