From Beijing with Love
Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Sau sự kiện tẩy trắng hàng loạt rạn san hô hồi đầu năm nay, Australia tiếp tục ghi nhận hàng loạt các khu rừng nguyên sinh đang chết dần do tình trạng hạn hán kéo dài, nắng nóng kỷ lục và biến đổi khí hậu thất thường; gióng lên hồi chuông báo động về tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đối với mô trường sinh thái.
Cuối tháng 4 vừa qua, một loạt các bang tại Australia như Queensland, New South Wales, Tasmania, Tây Australia... đều báo cáo tình trạng rừng nguyên sinh chết hàng loạt bởi nhiều lý do, nhưng nguyên nhân cốt lõi vẫn là do tình trạng hạn hán kéo dài, nắng nóng kỷ lục trong mùa hè vừa qua và sau đó là cái lạnh sâu đột ngột vào tháng 4.
Tại phía nam bang New South Wales, các nhà chức trách đã ghi nhận hàng ngàn hecta rừng nguyên sinh, chủ yếu là cây bạch đàn và cây bụi đồng loạt chết khô, tạo ra hình ảnh những sa mạc khô hạn mới xuất hiện đột ngột trên những vùng đất vốn là những cánh rừng xanh bạt ngàn trước đó vài tháng. Sự kiện này đã buộc các nhà chức trách bang New South Wales phải thành lập các ủy ban điều tra và đánh giá cụ thể về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng cây rừng chết. Ngay trong Quý I/2024, bang này đã triển khai hàng loạt các chương trình khuyến khích và đầu tư ngân sách cho việc trồng rừng tái tạo tại tất cả các địa phương đang gặp tình trạng cây rừng chết khô.
Tại bang Tasmania, vốn là khu vực có các khu rừng nguyên sinh lớn nhất và già nhất Australia, trong đó có nhiều hệ sinh thái thực vật cổ xưa được gìn từ thời kỳ khủng long còn sót lại, với những mảng cây rừng thuộc nhóm cao và nhiều tuổi nhất thế giới, cũng đang dần biến mất. Bộ Nông, Lâm Ngư nghiệp Tasmania đã ra cảnh báo tình trạng khẩn cấp khi nhiều mảng rừng khổng lồ đang nhanh chóng chuyển sang màu nâu trong những tháng gần đây. Từ tháng 2 đến cuối tháng 4 vừa qua, Tasmania ghi nhận lượng mưa thấp kỷ lục trong gần 100 năm qua.
Các hệ sinh thái tại các khu vực phía Nam và Tây Australia cũng đang phải đối mặt với tình trạng tương tự, khi hàng loạt các rừng thông Jarrrah và Bunya bắt đầu có hiện tượng chết khô, dẫn tới nguy cơ cháy rừng ngày càng cao.
Theo tiến sỹ Jen Sanger, Nhà nghiên cứu môi trường thuộc chương trình bảo vệ rừng của Australia (The Tree Projects), tình trạng các mảng rừng nguyên sinh tại Australia nói chung và Tasmania nói riêng chết hàng loạt đang ở mức báo động đỏ. Phần lớn các cây bị chết do bị sốc nhiệt, nấm hoặc các bệnh khác, đều liên quan tới hạn hán và biến đổi thất thường của khí hậu.
Từ đầu năm 2024 đến nay, các nhà khoa học Australia đã liên tục lên tiếng cảnh báo về những tác động tiêu cực rõ rệt của biến đổi khí hậu, đang tàn phá nghiêm trọng hệ sinh thái Australia cũng như nhiều khu vực trên thế giới.
Không chỉ trên đất liền, tháng 3 vừa qua, các nhà khoa học từ Đại học Queensland đã kêu gọi chính phủ nỗ lực triển khai các giải pháp khẩn cấp để cứu rạn san hô Great Barrier, rạn san hô đẹp và lớn nhất thế giới, do đang phải đối mặt với tình trạng bị tẩy trắng trên diện rộng, san hô chết hàng loạt và khó có khả năng phục hồi do nhiệt độ nước biển tăng cao.
#Rừngnguyênsinh #Rừngnguyênsinhchếthàngloạt #Rừngnguyênsinhởaustralia #Hạnhán #Nắngnóngkéodài
Cuối tháng 4 vừa qua, một loạt các bang tại Australia như Queensland, New South Wales, Tasmania, Tây Australia... đều báo cáo tình trạng rừng nguyên sinh chết hàng loạt bởi nhiều lý do, nhưng nguyên nhân cốt lõi vẫn là do tình trạng hạn hán kéo dài, nắng nóng kỷ lục trong mùa hè vừa qua và sau đó là cái lạnh sâu đột ngột vào tháng 4.
Tại phía nam bang New South Wales, các nhà chức trách đã ghi nhận hàng ngàn hecta rừng nguyên sinh, chủ yếu là cây bạch đàn và cây bụi đồng loạt chết khô, tạo ra hình ảnh những sa mạc khô hạn mới xuất hiện đột ngột trên những vùng đất vốn là những cánh rừng xanh bạt ngàn trước đó vài tháng. Sự kiện này đã buộc các nhà chức trách bang New South Wales phải thành lập các ủy ban điều tra và đánh giá cụ thể về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng cây rừng chết. Ngay trong Quý I/2024, bang này đã triển khai hàng loạt các chương trình khuyến khích và đầu tư ngân sách cho việc trồng rừng tái tạo tại tất cả các địa phương đang gặp tình trạng cây rừng chết khô.
Tại bang Tasmania, vốn là khu vực có các khu rừng nguyên sinh lớn nhất và già nhất Australia, trong đó có nhiều hệ sinh thái thực vật cổ xưa được gìn từ thời kỳ khủng long còn sót lại, với những mảng cây rừng thuộc nhóm cao và nhiều tuổi nhất thế giới, cũng đang dần biến mất. Bộ Nông, Lâm Ngư nghiệp Tasmania đã ra cảnh báo tình trạng khẩn cấp khi nhiều mảng rừng khổng lồ đang nhanh chóng chuyển sang màu nâu trong những tháng gần đây. Từ tháng 2 đến cuối tháng 4 vừa qua, Tasmania ghi nhận lượng mưa thấp kỷ lục trong gần 100 năm qua.
Các hệ sinh thái tại các khu vực phía Nam và Tây Australia cũng đang phải đối mặt với tình trạng tương tự, khi hàng loạt các rừng thông Jarrrah và Bunya bắt đầu có hiện tượng chết khô, dẫn tới nguy cơ cháy rừng ngày càng cao.
Theo tiến sỹ Jen Sanger, Nhà nghiên cứu môi trường thuộc chương trình bảo vệ rừng của Australia (The Tree Projects), tình trạng các mảng rừng nguyên sinh tại Australia nói chung và Tasmania nói riêng chết hàng loạt đang ở mức báo động đỏ. Phần lớn các cây bị chết do bị sốc nhiệt, nấm hoặc các bệnh khác, đều liên quan tới hạn hán và biến đổi thất thường của khí hậu.
Từ đầu năm 2024 đến nay, các nhà khoa học Australia đã liên tục lên tiếng cảnh báo về những tác động tiêu cực rõ rệt của biến đổi khí hậu, đang tàn phá nghiêm trọng hệ sinh thái Australia cũng như nhiều khu vực trên thế giới.
Không chỉ trên đất liền, tháng 3 vừa qua, các nhà khoa học từ Đại học Queensland đã kêu gọi chính phủ nỗ lực triển khai các giải pháp khẩn cấp để cứu rạn san hô Great Barrier, rạn san hô đẹp và lớn nhất thế giới, do đang phải đối mặt với tình trạng bị tẩy trắng trên diện rộng, san hô chết hàng loạt và khó có khả năng phục hồi do nhiệt độ nước biển tăng cao.
#Rừngnguyênsinh #Rừngnguyênsinhchếthàngloạt #Rừngnguyênsinhởaustralia #Hạnhán #Nắngnóngkéodài