“Thánh chửi” và “bồ tát mạng” - vấy bẩn văn hóa mạng

Từ khi có Internet mà nhất khi các mạng xã hội phát triển thì xuất hiện hai loại người làm bẩn môi trường sống của cư dân mạng và xã hội số. Đó là loại “thánh chửi” và “bồ tát mạng”. Làm gì để môi trường mạng bớt và dần tới không còn ô nhiễm? 1. Sau nhiều tháng “khua môi múa mép” lập nhiều kỷ lục view trên mạng xã hội, đứng vào top đầu hàng ngũ “thánh chửi”, bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam, đã bị khởi tố và bắt tạm giam ngày 24/3. Tội của “thánh chửi” này là đã lợi dụng ảnh hưởng của bản thân, quản lý 12 kênh mạng xã hội trên Internet, tổ chức nhiều buổi phát trực tiếp nội dung thông tin không được kiểm chứng, với những ngôn từ nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm đời tư của người khác. Chuyện của bị can Hằng là chuyện mới nhất. Tuy nhiên vài năm trở lại đây mạng xã hội đã chứng kiến đủ kiểu “thánh chửi”, chẳng hạn như Dương Minh Tuyền, phường Kinh Bắc, Thành phố Bắc Ninh. Tuyền thực hiện rất nhiều clip có nội dung tục tĩu, với hình ảnh phản cảm trong bộ dạng một thanh niên cởi trần, khoe hình xăm kín người, tay cầm dao, mã tấu, thậm chí là cả những viên đạn... với những lời lẽ chửi bậy thô thiển. Tuyền phát trực tiếp trên mạng xã hội xúc phạm, thách thức với Hồ Văn Khoa và sau đó Khoa rủ bạn trừng trị Tuyền và gây ra vụ nổ súng làm xôn xao dư luận. Tuyền đã bị bắt về hành vi gây rối trật tự công cộng. Rồi vụ người mẫu Trang Trần nói tục, chửi bậy bị Công an TP.HCM phạt 7,5 triệu đồng. Còn nhiều câu chửi của “giang hồ mạng” như Khá Bảnh, Huấn Hoa Hồng, Dũng Trọc, Mèo Phò, Trang Khàn... được giới trẻ lan truyền với tốc độ chóng mặt. Không ᴄhỉ ᴄáᴄ ᴄá nhân thíᴄh ᴄhửi, hiện nay, tuy ít hơn trước, còn có ᴄả “Hội những người thíᴄh ᴄhửi”, “Hội ᴄhửi thuê” chuyên bôi xấu chế độ ta. Có những “thánh chửi” đã thản nhiên khai trước cơ quan pháp luật rằng, “người ta nổi tiếng bằng tài năng, nhan sắc, mình không có thì phải nổi tiếng bằng cách nổi loạn thôi. Sống bây giờ mà không nổi loạn thì hơi phí. Chửi càng khó nghe thì càng nhiều view, nhiều like và có tiền”. Đáng lo ngại nhất, lứa tuổi học trò đã bị nhiễm độc bởi các “thánh chửi”. Hẳn là cư dân mạng còn nhớ clip ghi lại cảnh hai nhóm nữ sinh “xử lý” nhau do mâu thuẫn cá nhân trên mạng xã hội. Khởi nguồn của mâu thuẫn cũng từ việc chửi nhau trên facebook. Vì chuyện này mà hai nhóm nữ sinh đã hẹn nhau ra ngoài để giải quyết ân oán. Không chỉ đánh đập nhau dã man, những nữ sinh này còn buông lời nhục mạ và quay clip tung lên mạng. 2. Trên không gian mạng có một số kẻ mang giọng điệu từ tâm, từ thiện, giả danh đạo đức, khóc mướn thương vay. Loại này được gọi là “bồ tát mạng” và được chia thành hai nhóm: Một nhóm luôn tỏ ra cấp tiến, cái gì cũng biết, đa phần là những tư tưởng cực đoan. Đây là những đối tượng nguy hiểm nhất, gây ra sự hoang mang trong xã hội và dẫn dắt không ít những người cả tin, những người thiếu thông tin và những kẻ a dua. Hành vi của nhóm này thường là lên giọng “dạy đời”, cái gì cũng giỏi, cái gì cũng biết, cái gì cũng đúng, coi mình cao hơn cả lãnh đạo nhà nước, các cấp, các ngành... Mỗi khi có các sự kiện chính trị lớn, các chính sách mới ban hành là đám “bồ tát mạng” tung tin giả, có một vài tờ báo chính thống cũng đưa theo tin giả vì thiếu kiểm chứng. Thậm chí có những nhà báo còn lợi dụng mạng xã hội để tống tiền, lừa đảo. Còn nhóm khác chuyên giả nhân giả nghĩa, lợi dụng lòng tin của mọi người để lừa đảo, trục lợi. Loại “bồ tát mạng” này thường nhắm vào những hoàn cảnh khó khăn, những hoạn nạn thiên tai, nhân danh thiện nguyện, từ thiện, lôi kéo, quảng cáo, bán hàng... không minh bạch. Chúng ta đã được chứng kiến hành vi của chúng trong những dịp bão lũ, hoả hoạn và nóng nhất là khi đại dịch Covid-19 đang hoành hành. Trong khi hàng ngàn người dân đang khốn khổ di chuyển khỏi vùng dịch, ngay lập tức xuất hiện một tài khoản giả danh từ thiện, với giọng “bồ tát” kêu gọi quyên góp tiền ủng hộ bà con chạy dịch. Vì lòng tốt và sự cả tin, một số người đã gửi tiền vào tài khoản đó.
“Thánh chửi” và “bồ tát mạng” - vấy bẩn văn hóa mạng
3. Phải làm sao để gột sách những vết nhơ, thứ dị tật văn hóa trên môi trường mạng? Năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Việc này được dư luận đánh giá cao vì sự cần thiết, kịp thời. Bộ quy tắc này không mang tính bắt buộc, không có chức năng xử phạt mà chỉ có tính chất hướng dẫn, khuyến khích người dùng mạng xã hội hành xử cho đúng chuẩn mực đạo đức xã hội, không xâm phạm đến danh dự, phẩm giá của người khác. Vì thế, ứng xử đúng quy tắc, đúng chuẩn mực trên mạng xã hội là trách nhiệm của mỗi công dân đối với chính bản thân mình và cộng đồng. Như thượng dẫn, khi thấy hai nhóm nữ sinh “xử lý” nhau do mâu thuẫn cá nhân trên mạng xã hội, nhiều người vô cảm đứng xem vì sợ chẳng phải đầu lại phải tai. Trách nhiệm của mỗi người còn thể hiện khi biết cách kịp thời ngăn chặn những hành vi phản văn hóa mà không sợ bị vạ lây. Trên mạng hiện có những “bài chửi” với danh nghĩa “giúp thông thoáng đầu óc, mở mang tầm nhìn” hoặc một vài loại chửi khác, lồng vào đó nội dung xấu. Vì thế ᴄần ᴄó ѕự tham gia tích cực của các cơ quan quản lý nhà nước, ᴄủa ᴄáᴄ ᴄông tу ᴄông nghệ để ѕàng lọᴄ nội dung, gỡ ngaу ᴄáᴄ ᴄlip, liᴠeѕtream ᴄó nội dung хấu, độᴄ; thậm ᴄhí thu hồi ᴠĩnh ᴠiễn tài khoản mạng xã hội ᴄó nội dung không lành mạnh, ᴠi phạm pháp luật, thuần phong mỹ tụᴄ ᴄủa nước ta. Bên cạnh kêu gọi mọi công dân thực hiện theo Bộ quy tắc ứng xử trên, cần ѕự tẩу ᴄhaу với hành ᴠi ᴠô ᴠăn hóa từ ᴄộng đồng mạng. Nhưng điều cốt yếu vẫn phải là sự trừng trị nghiêm minh của pháp luật. Hiện chúng ta đã có các văn bản quy phạm pháp luật như Luật an ninh mạng, Nghị định của Chính phủ về xử lý vi phạm trên môi trường mạng. Dư luận đang mong chờ tội của bị can “thánh chửi Hằng” và những người tiếp tay cho bị can này sẽ được xử lý với khung hình phạt thích đáng. Còn với “bồ tát mạng” khó triệt hơn, vì chúng có những hoạt động tinh vi. Để hạn chế những chiêu trò lừa đảo, dẫn dắt của những “bồ tát mạng”, với mỗi người không có gì tốt hơn là sự cẩn trọng khi tiếp nhận thông tin và không sợ vạ lây khi phát hiện thấy hành vi chiêu trò lừa đảo của “bồ tát mạng”. Đăng Ngọc
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Dạ bắt buộc tài khoản online phải gắn với id công dân. Mỗi câu chửi, bậy bẩn đều truy cứu được trách nhiệm dân sự thì tình trạng này sẽ hết ạ. Anh có tự do ngôn luận thì anh phải có nghĩa vụ giữ gìn môi trường ngôn luận của cộng đồng và xã hội.
 
Thành viên mới đăng
Top