nickkordus3
Pearl
Thành phố cổ đại Pompeii có thể đã bị tàn lụi vào năm 79 sau Công Nguyên khi núi lửa Vesuvius phun trào, giết chết hàng nghìn người trong thành phố và Herculaneum gần đó. Đây là kết quả nghiên cứu mới vừa được các nhà khoa học công bố. Ước tính chỉ trong 17 phút, có khoảng 2.000 người thiệt mạng không phải do không thoát khỏi dòng sông dung nham, mà chết vì ngạt thở từ đám mây khổng lồ tro cháy và khí do núi lửa phun ra.
Những xác chết còn giữ nguyên tư thế đánh dấu sự khởi đầu của những bí ẩn mà lâu nay vẫn truyền cảm hứng cho các nhà nghiên cứu để tìm hiểu sâu hơn về những gì thực sự xảy ra vào ngày hôm đó. Herculaneum ở dưới cùng của núi lửa không có cơ hội thoát khỏi vụ phun trào núi lửa khủng khiếp. Việc bảo quản các nạn nhân của Pompeii đã cung cấp manh mối về cách họ chết. Các giả thuyết khác nhau được đưa ra từ ngạt thở đến bị nung nóng đến chết với không có thời gian để chết ngạt, để bị nướng sống trong một cái chết kéo dài và rùng rợn hơn. Nghiên cứu mới đã xem xét khoảng thời gian của dòng chảy đám mây dày đặc gồm tro, khí và thủy tinh núi lửa đến thành phố đồng thời là tốc độ di chuyển của các hạt. Mô hình của các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng đám mây, có nhiệt độ hơn 100 độ C có khả năng nhấn chìm thành phố trong 10 - 20 phút sau khi phun trào. Các nghiên cứu trước đây đã gợi ý rằng, tư thế của những người bị bắt gặp khi đang hành động cho thấy họ không bị ngạt thở mà thay vào đó là chết vì nhiệt độ quá cao, cơ thể các nạn nhân bị sốc nặng ngay lập tức, với nhiệt độ lên tới 300 độ C. Nghiên cứu mới cũng chỉ ra những mảnh quần áo còn sót lại không bị đốt cháy bởi dòng chảy đám mây dày đặc gồm tro, khí và thủy tinh núi lửa cho thấy nhiệt độ dưới điểm phân hủy đối với các loại vải như lụa và len là 130 - 150 độ C. Tro mịn từ các vụ phun trào núi lửa có thể di chuyển một quãng đường dài. Những hạt này lơ lửng trong không khí có thể rất nguy hại cho sức khỏe con người, dù chỉ với một lượng nhỏ. Theo các nhà nghiên cứu, con người có thể tồn tại trong không khí nóng tinh khiết ở 200-250 độ C trong 2-5 phút, nhưng tro mịn nóng có thể hít vào làm giảm đáng kể thời gian đó. Các nhà nghiên cứu nói rằng thời gian tiếp xúc là chìa khóa. Một nghiên cứu trước đây cho thấy những người từng trải qua vụ phun trào núi lửa Merapi ở Java vào năm 1994 và 2010 đã sống sót sau khi tiếp xúc chỉ trong vài phút. Phát hiện mới này cho thấy thành phố sẽ bị nhấn chìm trong tro bụi, khí gas và các hạt núi lửa trong khoảng 10-20 phút, với thời gian trung bình của dòng chảy là 17 phút - đủ lâu để hít thở tro nóng cuốn theo dòng chảy gây chết người. Hiểu được tốc độ và thời gian của dòng chảy từ núi lửa có thể là yếu tố quan trọng để lập kế hoạch các phương pháp và chính sách sơ tán cho những cư dân sống gần các núi lửa có nguy cơ phun trào.