Thao túng thị trường chứng khoán là gì

Đoàn Thúy Hà

Editor
Thành viên BQT
Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết vừa bị bắt vì hành vi Tháo túng thị trường chứng khoán. Vậy Thao túng thị trường chứng khoán là gì? Thao túng cổ phiếu như thế nào? Làm thế nào nhận biết cổ phiếu bị thao túng?
Thao túng thị trường chứng khoán được hiểu là những hành vi như thông đồng để thực hiện việc mua bán chứng khoán nhằm tạo ra cung cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục mua bán.
Đây thực chất là thủ đoạn của một số người (từ hai người trở lên) tham gia giao dịch mua bán chứng khoán đã thông nhất với nhau trong việc mua đi bán lại với nhau nhưng thực chất chỉ là mua bán giả nhằm tạo ra cung cầu giả tạo trên thị trường chúng khoán để trục lợi.
Cùng với sự phát triển của TTCK, các hành vi thao túng ngày càng tinh vi, phức tạp khó phát hiện và xử lý.
Thao túng thị trường chứng khoán là gì

Thao túng cổ phiếu như thế nào?

Để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, pháp luật nước ta đã đưa ra các quy định nghiêm ngặt để xử lý các hành vi thao túng TTCK như trên. Khoản 4 Điều 9 Luật Chứng khoán quy định hành vi thao túng là một trong các hành vi bị cấm trong giao dịch chứng khoán. Theo Điều 70 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP thì giao dịch thao túng TTCK bao gồm các giao dịch sau:
  1. (i). Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;
  2. (ii). Một người hay một nhóm người thông đồng với nhau đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;
  3. (iii). Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;
  4. (iv). Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;
  5. (v). Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;
  6. (vi). Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.
Tại Bộ luật Hình sự 2015, các hành vi phạm tội liên quan đến chứng khoán đã được quy định cụ thể hơn rất nhiều so với trước kia, chẳng hạn như tại Điều 211 quy định rõ về tội thao túng TTCK, theo đó người nào thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều 211 thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Hoặc tại khoản 2 Điều 211 cũng quy định, nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: a) có tổ chức; b) Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên; c) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3.000.000.000 đồng trở lên; d) tái phạm nguy hiểm; thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Đối với các trường hợp chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 36 Điều 1 Nghị định 145/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 108/2013/NĐ-CP như sau: “2. Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 1.200.000.000 đồng đối với hành vi giao dịch thao túng TTCK mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Nhận biết cổ phiếu bị thao túng​

Dấu hiệu dễ nhất là thanh khoản tăng đột biến. Thông thường nhà đầu cơ sẽ chọn những mã cổ phiếu có độ thanh khoản thấp để thuận tiện cho việc làm giá. Dẫn tới những mã cổ phiếu này thanh khoản sẽ tăng đột biến. Những lúc này nhà đầu tư nên đặt ra câu hỏi tại sao. Từ đó tìm hiểu xem nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Để xác định được nhưng thông tin tích cực về doanh nghiệp đẩy thanh khoản lên cao có chính xác không.
Và/ hoặc:
Để nhận biết, nhà đầu tư có thể quan sát đồ thị chứng khoán hàng ngày và tìm những hành vi sau:
  1. Giá cổ phiếu đi ngang trong một thời gian dài, không lên cũng chẳng xuống. Đây là lúc đội lái đang giữ giá để tích lũy hàng.
  2. Khối lượng các phiên đều nhau và thông tin từ các doanh nghiệp không có gì nổi bật nhưng cổ phiếu cứ tăng đều hoặc giảm đều một cách kỳ lạ.
Nhà đầu tư phải hết sức cẩn thận. Nên nhớ đầu tư chứng khoán không phải là một cuộc chơi đỏ đen. Đã bỏ tiền ra đầu tư cái gì, nhà đầu tư phải kiên trì đầu tư lâu dài và chịu trách nhiệm với quyết định của mình.

>> Trịnh Văn Quyết bị bắt vì "thao túng thị trường chứng khoán", mạng xã hội dậy sóng

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top