“Thấy chết không cứu” so với “Dùng chất kích thích gây tai nạn”, tội nào nặng hơn?

B
Như Ý
Phản hồi: 0
Vụ siêu xe Ferrari tông chết người gần SVĐ Mỹ Đình xảy ra vào rạng sáng ngày 31/10 đang được dư luận quan tâm. Kẻ gây tai nạn đã rời khỏi hiện trường ngay sau đó, hiện những thông tin liên quan đến người này cũng rất ít ỏi, chỉ biết rằng người này là nam, tên viết tắt là H.B.V, sinh năm 1997.
Có thông tin cho rằng, người điều khiển chiếc siêu xe ngay sau khi gây tai nạn đã rời khỏi hiện trường mà không cứu giúp nạn nhân, đây có phải là tình tiết tăng nặng nếu tài xế chiếc xe này có lỗi trong vụ tai nạn?
Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường (đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, pháp luật Việt Nam quy định, người nào thấy người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, có điều kiện cứu giúp nhưng không cứu giúp dẫn đến nạn nhân tử vong, người không cứu giúp người khác có thể bị xử lý hình sự về tội "Không cứu giúp người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng".

“Thấy chết không cứu” so với “Dùng chất kích thích gây tai nạn”, tội nào nặng hơn?
Người gây tai nạn được cho là đã phạm tội “Không cứu giúp người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng”
Mặt khác, theo như lời kể của một số nhân chứng, trước khi gây tai nạn khiến một người tử vong tại chỗ, siêu xe không ngừng "rít như tiếng máy bay", lượn vài vòng với tốc độ chóng mặt. Chính vì vậy mà nhiều người nghi ngờ tài xế chiếc siêu xe đã điều khiển xe sau khi sử dụng chất kích thích, cho nên cố tình chưa ra trình diện công an để tránh bị kiểm tra.
Vậy “Không cứu giúp người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng” so với “Dùng chất kích thích gây tai nạn nghiêm trọng”, tội nào bị xử phạt nặng hơn?

Thế nào là một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng?

Theo báo Công an nhân dân (cand.com.vn), TNGT gây hậu quả nghiêm trọng là một trong các trường hợp sau:
a) Làm chết một người
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%
d) Gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng
đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng
e) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.
Như vậy, xét theo hậu quả của vụ việc, khiến một người chết và một người bị thương nặng, có đủ cơ sở để xếp vụ tai nạn xảy ra gần SVĐ Mỹ Đình vào rạng sáng ngày 31/10 là TNGT gây hậu quả nghiêm trọng.

“Thấy chết không cứu” so với “Dùng chất kích thích gây tai nạn”, tội nào nặng hơn?
Có cơ sở để xếp vụ tai nạn xảy ra gần SVĐ Mỹ Đình vào rạng sáng ngày 31/10 là TNGT gây hậu quả nghiêm trọng
Theo quy định tại Điều 132 – Bộ luật hình sự quy định Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng theo Bộ luật hình sự 2015 như sau:
Điều 132. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

“Thấy chết không cứu” so với “Dùng chất kích thích gây tai nạn”, tội nào nặng hơn?
Không cứu giúp người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng có thể bị phạt tù 3 tháng đến 7 năm

Dùng chất kích thích gây tai nạn nghiêm trọng: Tội giết người!

Theo báo Pháp Luật (plo.vn), Điều 260 BLHS quy định khung hình phạt cao nhất của tội danh này là 15 năm tù. Tuy nhiên, trong quá trình xét xử, thường thì người vi phạm ít nhiều có các tình tiết giảm nhẹ nên hầu hết sẽ không bị xử phạt mức tối đa, nghĩa là mức hình phạt thường sẽ không đến 15 năm tù. Chưa kể, nếu trong quá trình giải quyết vụ án hoặc trong quá trình thụ án mà chủ sở hữu phương tiện hoặc người vi phạm bồi thường thiệt hại thì họ sẽ được giảm án một cách đáng kể, trong khi có thể tai nạn đã làm chết nhiều người.
Điểm b, Khoản 2, Điều 260 có tình tiết định khung là “Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác”. Như vậy, việc sử dụng chất kích thích rồi điều khiển phương tiện giao thông dẫn đến hậu quả chết người là hành vi vi phạm nghiêm trọng.

“Thấy chết không cứu” so với “Dùng chất kích thích gây tai nạn”, tội nào nặng hơn?
Hình phạt cao nhất của tội Dùng chất kích thích gây tai nạn nghiêm trọng có thể lên đến 15 năm tù
Như vậy, nhìn chung có thể thấy, xét theo khung hình phạt cao nhất, tội Gây tai nạn rồi bỏ trốn sẽ bị phạt tù nhẹ hơn so với tội Dùng chất kích thích gây tai nạn nghiêm trọng.
Tuy nhiên, còn tùy theo tình tiết cụ thể của vụ tai nạn mà người gây tai nạn sẽ bị xử tăng nặng hoặc giảm nhẹ.


>>> Lái xe đâm chết người, bao lâu phải ra trình diện?

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top