myle.vnreview
Writer
Năm 2024, Thế Giới Di Động thu lãi lớn nhờ mang lượng tiền mặt khổng lồ đi đầu tư. Hiện doanh nghiệp này đang mang tiền đi gửi ngân hàng, ôm trái phiếu và cho đối tác vay hơn 40.000 tỷ đồng.
Thế Giới Di Động của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài đang mang hơn 40.000 tỷ đồng đi đầu tư tài chính. Ảnh: MWG.
Theo báo cáo tài chính quý IV/2024, CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG) ghi nhận doanh thu thuần 34.573 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023 và cũng là mức cao nhất trong vòng gần 3 năm qua.
Lũy kế cả năm 2024, doanh thu của “ông lớn” ngành bán lẻ lập kỷ lục 134.341 tỷ đồng, tăng gần 14% so với năm 2023 và vượt kế hoạch 7%. Bình quân mỗi ngày trong năm 2024, Thế Giới Di Động thu về 368 tỷ đồng.
Trong cơ cấu nguồn thu từ hoạt động tài chính, doanh nghiệp của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài ghi nhận hơn 2.150 tỷ đồng lãi từ tiền gửi, trái phiếu và cho vay, tăng 18% so với năm trước đó. Kết quả này có được chủ yếu nhờ lượng “tiền tươi” khổng lồ mà Thế Giới Di Động đang nắm giữ.
Tại thời điểm 31/12/2024, tập đoàn này đang có 364 tỷ đồng tiền mặt và 24.242 tỷ đồng gửi trong các ngân hàng thương mại.
Ngoài ra, Thế Giới Di Động còn đem hơn 9.500 tỷ đồng để mua trái phiếu, tăng gần 4 lần so với đầu năm.
Bảng cân đối kế toán của MWG cũng ghi nhận hơn 6.000 tỷ đồng đang được dùng để cho vay ngắn hạn, cao gấp 3 lần đầu năm. Thế Giới Di Động không thuyết minh cụ thể các khoản vay này, chỉ cho biết đây là các khoản cho đối tác vay, có kỳ hạn dưới 12 tháng và hưởng lãi suất.
Thực tế, Thế Giới Di Động bắt đầu thăm dò hoạt động cho vay và đầu tư trái phiếu từ cuối năm 2022 nhưng tương đối cầm chừng. Mãi đến đầu 2024, doanh nghiệp mới thực sự dồn lực cho lĩnh vực này.
Tổng cộng, lượng tiền đem đi đầu tư tài chính của tập đoàn bán lẻ này đã vượt 40.000 tỷ đồng, tức hơn 1,5 tỷ USD. Quy mô này thậm chí tương đương và lớn hơn dư nợ cho vay của nhiều ngân hàng cỡ nhỏ trong hệ thống như Saigonbank, PGBank, Baoviet Bank...
Tính riêng tiền mặt, Thế Giới Di Động cũng đang sở hữu hơn 34.000 tỷ đồng, vượt qua nhiều "ông lớn" trên sàn chứng khoán như Tập đoàn FPT, Tập đoàn Hòa Phát, Tổng công ty ACV…
Trong năm vừa qua, nợ phải trả của Thế Giới Di Động cũng tăng mạnh 14% lên hơn 42.000 tỷ đồng. Trong đó, chiếm 65% là các khoản vay ngắn hạn.
Tuy nhiên, chi phí lãi vay tập đoàn bán lẻ này phải trả đã giảm 22% xuống còn 1.137 tỷ đồng, chủ yếu do mặt bằng lãi suất cho vay thấp.
Tận dụng lợi thế này, tập đoàn của đại gia Nguyễn Đức Tài đã hợp tác với VPBank vào cuối năm ngoái để triển khai mô hình đại lý thanh toán tại hơn 3.000 cửa hàng Thegioididong.com và Điện Máy Xanh.
Theo đó, khách hàng có thể thực hiện các dịch vụ nộp, rút hoặc chuyển tiền tại các cửa hàng trong hệ thống Thế Giới Di Động như tại một chi nhánh của VPBank. Bên cạnh dịch vụ nộp, rút, chuyển tiền, khách hàng có thể thực hiện các dịch vụ khác như mở tài khoản thanh toán, thẻ tín dụng trực tuyến của nhà băng này.
Chỉ sau 1 tháng triển khai, Thế Giới Di Động đã đạt giá trị giao dịch hơn 1.000 tỷ đồng với gần 150.000 giao dịch.
Năm 2025, Thế giới Di động đặt mục tiêu doanh thu thuần 150.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.850 tỷ đồng, tăng lần lượt 12% và 30% so với năm 2024.
Nếu hoàn thành kế hoạch trên, đây sẽ là mốc doanh thu kỷ lục mới của Thế Giới Di Động. Chỉ tiêu lợi nhuận cũng sẽ cao thứ hai trong lịch sử hoạt động, chỉ sau mức kỷ lục 4.900 tỷ đồng đạt được hồi năm 2021.
Ban lãnh đạo tập đoàn kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng tích cực hơn so với năm 2024. Tuy nhiên, các rủi ro vĩ mô và biến động trên thế giới có thể ảnh hưởng đáng kể đến môi trường kinh doanh trong nước, sức mua và niềm tin tiêu dùng của người dân. Do đó, ngành bán lẻ đang phục hồi chậm và chưa đạt mức tăng trưởng như trước đại dịch.
![1738919067869.png 1738919067869.png](https://vnrv.s3.hn-1.cloud.cmctelecom.vn/data/attachments/35/35453-885ef282956d983008b3f5d8f06f3e16.jpg)
Thế Giới Di Động của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài đang mang hơn 40.000 tỷ đồng đi đầu tư tài chính. Ảnh: MWG.
Theo báo cáo tài chính quý IV/2024, CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG) ghi nhận doanh thu thuần 34.573 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023 và cũng là mức cao nhất trong vòng gần 3 năm qua.
Lũy kế cả năm 2024, doanh thu của “ông lớn” ngành bán lẻ lập kỷ lục 134.341 tỷ đồng, tăng gần 14% so với năm 2023 và vượt kế hoạch 7%. Bình quân mỗi ngày trong năm 2024, Thế Giới Di Động thu về 368 tỷ đồng.
Mang hơn 40.000 tỷ đồng đi đầu tư tài chính
Không chỉ ghi nhận doanh thu bán hàng tăng cao, hoạt động tài chính của Thế Giới Di Động cũng đạt kết quả khởi sắc năm vừa qua khi thu về 2.376 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay.Trong cơ cấu nguồn thu từ hoạt động tài chính, doanh nghiệp của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài ghi nhận hơn 2.150 tỷ đồng lãi từ tiền gửi, trái phiếu và cho vay, tăng 18% so với năm trước đó. Kết quả này có được chủ yếu nhờ lượng “tiền tươi” khổng lồ mà Thế Giới Di Động đang nắm giữ.
Tại thời điểm 31/12/2024, tập đoàn này đang có 364 tỷ đồng tiền mặt và 24.242 tỷ đồng gửi trong các ngân hàng thương mại.
Ngoài ra, Thế Giới Di Động còn đem hơn 9.500 tỷ đồng để mua trái phiếu, tăng gần 4 lần so với đầu năm.
Bảng cân đối kế toán của MWG cũng ghi nhận hơn 6.000 tỷ đồng đang được dùng để cho vay ngắn hạn, cao gấp 3 lần đầu năm. Thế Giới Di Động không thuyết minh cụ thể các khoản vay này, chỉ cho biết đây là các khoản cho đối tác vay, có kỳ hạn dưới 12 tháng và hưởng lãi suất.
Thực tế, Thế Giới Di Động bắt đầu thăm dò hoạt động cho vay và đầu tư trái phiếu từ cuối năm 2022 nhưng tương đối cầm chừng. Mãi đến đầu 2024, doanh nghiệp mới thực sự dồn lực cho lĩnh vực này.
![1738919112379.png 1738919112379.png](https://vnrv.s3.hn-1.cloud.cmctelecom.vn/data/attachments/35/35454-d31a6a03cf1cadd1658cc9aade0f04fc.jpg)
Tổng cộng, lượng tiền đem đi đầu tư tài chính của tập đoàn bán lẻ này đã vượt 40.000 tỷ đồng, tức hơn 1,5 tỷ USD. Quy mô này thậm chí tương đương và lớn hơn dư nợ cho vay của nhiều ngân hàng cỡ nhỏ trong hệ thống như Saigonbank, PGBank, Baoviet Bank...
Tính riêng tiền mặt, Thế Giới Di Động cũng đang sở hữu hơn 34.000 tỷ đồng, vượt qua nhiều "ông lớn" trên sàn chứng khoán như Tập đoàn FPT, Tập đoàn Hòa Phát, Tổng công ty ACV…
Trong năm vừa qua, nợ phải trả của Thế Giới Di Động cũng tăng mạnh 14% lên hơn 42.000 tỷ đồng. Trong đó, chiếm 65% là các khoản vay ngắn hạn.
Tuy nhiên, chi phí lãi vay tập đoàn bán lẻ này phải trả đã giảm 22% xuống còn 1.137 tỷ đồng, chủ yếu do mặt bằng lãi suất cho vay thấp.
Bắt tay ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính
Nhờ lượng tiền khổng lồ đem đi đầu tư, Thế Giới Di Động không những bù đắp được chi phí tài chính mà còn ghi nhận lãi thuần từ hoạt động này gần 1.200 tỷ đồng.Tận dụng lợi thế này, tập đoàn của đại gia Nguyễn Đức Tài đã hợp tác với VPBank vào cuối năm ngoái để triển khai mô hình đại lý thanh toán tại hơn 3.000 cửa hàng Thegioididong.com và Điện Máy Xanh.
Theo đó, khách hàng có thể thực hiện các dịch vụ nộp, rút hoặc chuyển tiền tại các cửa hàng trong hệ thống Thế Giới Di Động như tại một chi nhánh của VPBank. Bên cạnh dịch vụ nộp, rút, chuyển tiền, khách hàng có thể thực hiện các dịch vụ khác như mở tài khoản thanh toán, thẻ tín dụng trực tuyến của nhà băng này.
Chỉ sau 1 tháng triển khai, Thế Giới Di Động đã đạt giá trị giao dịch hơn 1.000 tỷ đồng với gần 150.000 giao dịch.
Năm 2025, Thế giới Di động đặt mục tiêu doanh thu thuần 150.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.850 tỷ đồng, tăng lần lượt 12% và 30% so với năm 2024.
Nếu hoàn thành kế hoạch trên, đây sẽ là mốc doanh thu kỷ lục mới của Thế Giới Di Động. Chỉ tiêu lợi nhuận cũng sẽ cao thứ hai trong lịch sử hoạt động, chỉ sau mức kỷ lục 4.900 tỷ đồng đạt được hồi năm 2021.
Ban lãnh đạo tập đoàn kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng tích cực hơn so với năm 2024. Tuy nhiên, các rủi ro vĩ mô và biến động trên thế giới có thể ảnh hưởng đáng kể đến môi trường kinh doanh trong nước, sức mua và niềm tin tiêu dùng của người dân. Do đó, ngành bán lẻ đang phục hồi chậm và chưa đạt mức tăng trưởng như trước đại dịch.
Nguồn: Minh Khánh/Znews