cpsmartyboy93
Pearl
Các nhà khoa học cảnh báo việc đánh bắt quá mức, hành tinh nóng lên, ô nhiễm và môi trường sống đã tàn phá các rạn san hô.
Độ phủ rạn san hô trên thế giới đã giảm một nửa kể từ những năm 1950 sau khi bị hệ thống khí hậu toàn cầu dần nóng lên phá hủy. Bên cạnh đó là tình trạng đánh bắt quá mức, ô nhiễm và phá hủy môi trường sống.
Từ rạn san hô Great Barrier dài 2.300 km ở Úc đến dải san hô Saya de Malha ở Ấn Độ Dương, các rạn san hô và sự đa dạng của các loài cá mà chúng hỗ trợ đang suy giảm mạnh, một xu hướng đã được dự đoán sẽ tiếp tục diễn ra trên hành tinh này.
Một đánh giá tổng hợp 14.705 cuộc khảo sát rạn san hô ở 87 quốc gia cho thấy sản lượng đánh bắt cá đã tăng mạnh kể từ giữa những năm 1990 và gây hại rất lớn cho các rạn san hô. Sản lượng đánh bắt từ các loài ở rạn san hô đạt đỉnh vào năm 2002 và giảm dần kể từ đó tới nay.
Nghiên cứu được công bố hôm thứ Sáu trên tạp chí One Earth cho thấy, sự đa dạng của các loài trên các rạn san hô đã giảm hơn 60% và tổng độ che phủ của các rạn san hô đã giảm khoảng một nửa, cùng với đó là sự sụt giảm tương tự trong cách hệ sinh thái phục vụ con người.
Các rạn san hô là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho hàng triệu người trên thế giới, đặc biệt là các cộng đồng bản địa trên đảo vì cá là nguồn cung cấp protein động vật chính. Do đó việc sụt giảm các rạn san hô khiến các nhà nghiên cứu lo ngại về sự ổn định trong tương lai.
Trong khi việc xem xét dữ liệu từ 3.582 rạn san hô chỉ bao gồm giai đoạn từ năm 1957 đến năm 2007, các nhà khoa học cho biết họ tin tưởng xu hướng mất san hô vẫn sẽ tiếp tục và tình trạng tẩy trắng, dịch bệnh và rối loạn sẽ là những nguyên nhân kết hợp.
Tyler Eddy, trưởng nhóm nghiên cứu kiêm nhà khoa học tại Đại học Memorial of Newfoundland cho biết, mặc dù sự suy giảm của các hệ sinh thái rạn san hô từ lâu đã được ghi nhận ở cấp quốc gia nhưng ông rất ngạc nhiên về quy mô suy giảm toàn cầu.
Eddy chia sẻ: “Các rạn san hô là một trong những hệ sinh thái nhạy cảm nhất trên hành tinh, vì vậy chúng là những hệ sinh thái đầu tiên thực sự trải qua những tác động của biến đổi khí hậu. Có sự sụt giảm khá nghiêm trọng trong những năm 60 và 70. Sau đó vào những năm 80, mức độ bao phủ của các rạn san hô có sự sụt giảm nhẹ theo thời gian nhưng không quá lớn. Nếu bạn nhìn vào xu hướng độ phủ rạn san hô tính theo cấp quốc gia, chúng tôi thấy sự suy giảm lớn nhất xảy ra ở Papua New Guinea, Jamaica và Belize”.
Ông cũng cho biết thêm, các nhà nghiên cứu nhận thấy thành phần của các loài trên rạn san hô đang thay đổi ở một số khu vực, đặc biệt các loài cá nhạy cảm với nhiệt độ đang giảm dần và các loài có sức chịu đựng cao hơn đang chiếm ưu thế.
John Bruno, một nhà sinh thái biển tại Đại học Bắc Carolina và là đồng tác giả của nghiên cứu cho biết, bất chấp sự khác biệt giữa các khu vực, sức khỏe rạn san hô toàn cầu vẫn đang suy giảm.
“Thật đáng tiếc khi các rạn san hô vẫn đang hàng ngày mất đi trên thế giới kể từ khi kết thúc dữ liệu nghiên cứu. Các đợt nắng nóng đang ngày càng gia tăng về cường độ và mức độ, dẫn đến hiện tượng tẩy trắng ngay cả ở một số rạn san hô hoang sơ và bị cô lập nhất trên thế giới”.
Tại vùng biển Caribe, một nghiên cứu gần đây cho thấy các rạn san hô đã suy giảm khoảng 0,25% mỗi năm và chỉ khoảng 10% đáy biển còn san hô vào năm 2017.
Bruno chia sẻ thêm: “Trong vài năm qua, các rạn san hô ở Caribe đã chịu ảnh hưởng từ những cơn bão và các dịch bệnh mới, cả hai đều liên quan đến sự ấm lên của đại dương. Thành thật mà nói, bức tranh toàn cầu về các rạn san hô khá ảm đạm”.
Các đại dương trên thế giới đã hấp thụ hơn 90% nhiệt lượng bị giữ lại do khí nhà kính và nhiệt độ nước trung bình đang tiếp tục tăng khi hành tinh nóng lên.
Nguồn: The Guardian
Từ rạn san hô Great Barrier dài 2.300 km ở Úc đến dải san hô Saya de Malha ở Ấn Độ Dương, các rạn san hô và sự đa dạng của các loài cá mà chúng hỗ trợ đang suy giảm mạnh, một xu hướng đã được dự đoán sẽ tiếp tục diễn ra trên hành tinh này.
Một đánh giá tổng hợp 14.705 cuộc khảo sát rạn san hô ở 87 quốc gia cho thấy sản lượng đánh bắt cá đã tăng mạnh kể từ giữa những năm 1990 và gây hại rất lớn cho các rạn san hô. Sản lượng đánh bắt từ các loài ở rạn san hô đạt đỉnh vào năm 2002 và giảm dần kể từ đó tới nay.
Nghiên cứu được công bố hôm thứ Sáu trên tạp chí One Earth cho thấy, sự đa dạng của các loài trên các rạn san hô đã giảm hơn 60% và tổng độ che phủ của các rạn san hô đã giảm khoảng một nửa, cùng với đó là sự sụt giảm tương tự trong cách hệ sinh thái phục vụ con người.
Các rạn san hô là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho hàng triệu người trên thế giới, đặc biệt là các cộng đồng bản địa trên đảo vì cá là nguồn cung cấp protein động vật chính. Do đó việc sụt giảm các rạn san hô khiến các nhà nghiên cứu lo ngại về sự ổn định trong tương lai.
Trong khi việc xem xét dữ liệu từ 3.582 rạn san hô chỉ bao gồm giai đoạn từ năm 1957 đến năm 2007, các nhà khoa học cho biết họ tin tưởng xu hướng mất san hô vẫn sẽ tiếp tục và tình trạng tẩy trắng, dịch bệnh và rối loạn sẽ là những nguyên nhân kết hợp.
Tyler Eddy, trưởng nhóm nghiên cứu kiêm nhà khoa học tại Đại học Memorial of Newfoundland cho biết, mặc dù sự suy giảm của các hệ sinh thái rạn san hô từ lâu đã được ghi nhận ở cấp quốc gia nhưng ông rất ngạc nhiên về quy mô suy giảm toàn cầu.
Eddy chia sẻ: “Các rạn san hô là một trong những hệ sinh thái nhạy cảm nhất trên hành tinh, vì vậy chúng là những hệ sinh thái đầu tiên thực sự trải qua những tác động của biến đổi khí hậu. Có sự sụt giảm khá nghiêm trọng trong những năm 60 và 70. Sau đó vào những năm 80, mức độ bao phủ của các rạn san hô có sự sụt giảm nhẹ theo thời gian nhưng không quá lớn. Nếu bạn nhìn vào xu hướng độ phủ rạn san hô tính theo cấp quốc gia, chúng tôi thấy sự suy giảm lớn nhất xảy ra ở Papua New Guinea, Jamaica và Belize”.
John Bruno, một nhà sinh thái biển tại Đại học Bắc Carolina và là đồng tác giả của nghiên cứu cho biết, bất chấp sự khác biệt giữa các khu vực, sức khỏe rạn san hô toàn cầu vẫn đang suy giảm.
“Thật đáng tiếc khi các rạn san hô vẫn đang hàng ngày mất đi trên thế giới kể từ khi kết thúc dữ liệu nghiên cứu. Các đợt nắng nóng đang ngày càng gia tăng về cường độ và mức độ, dẫn đến hiện tượng tẩy trắng ngay cả ở một số rạn san hô hoang sơ và bị cô lập nhất trên thế giới”.
Tại vùng biển Caribe, một nghiên cứu gần đây cho thấy các rạn san hô đã suy giảm khoảng 0,25% mỗi năm và chỉ khoảng 10% đáy biển còn san hô vào năm 2017.
Bruno chia sẻ thêm: “Trong vài năm qua, các rạn san hô ở Caribe đã chịu ảnh hưởng từ những cơn bão và các dịch bệnh mới, cả hai đều liên quan đến sự ấm lên của đại dương. Thành thật mà nói, bức tranh toàn cầu về các rạn san hô khá ảm đạm”.
Các đại dương trên thế giới đã hấp thụ hơn 90% nhiệt lượng bị giữ lại do khí nhà kính và nhiệt độ nước trung bình đang tiếp tục tăng khi hành tinh nóng lên.
Nguồn: The Guardian