thuha19051234
Pearl
Một nghiên cứu mới cho biết, thiên thạch đâm vào Trái Đất cách đây 66 triệu năm kết thúc số phận loài khủng long, còn tạo ra một "con quái vật" khổng lồ. Nó cao đến hàng dặm và xuất hiện ở Vịnh Mexico, tràn qua và hủy diệt mọi thứ trên đường đi.
"Con quái vật chết chóc" đó chính là 1 cơn sóng thần khổng lồ.
Những bằng chứng về trận sóng thần khủng khiếp này được phát hiện sau khi phân tích lõi từ hơn 100 địa điểm trên toàn thế giới, tạo ra các mô hình kỹ thuật số của những con sóng sau vụ va chạm ở Bán đảo Yucatan của Mexico. Trận sóng thần đủ mạnh để làm xáo trộn và xói mòn trầm tích trong các lưu vực đại dương nửa vòng trái đất.
Nhóm nghiên cứu đã lập mô hình một tiểu hành tinh có chiều ngang 8,7 dặm (14 km), đang phóng tốc độ 27.000 dặm/giờ (43.500 km/h), gấp 35 lần tốc độ âm thanh khi nó va vào Trái đất. Sau khi thiên thạch đổ bộ xuống Trái Đất, nhiều loài khủng long đã tuyệt chủng và khoảng 3/4 số loài động thực vật thời đấy bị xóa sổ.
Thiên thạch khổng lồ này còn có những tác động nguy hiểm khác. Chẳng hạn tạo ra những đám cháy dữ dội "nướng chín" cả nhiều động vật còn sống, gây các trận mưa axit chết người.
Các chuyên gia nhận định, năng lượng ban đầu từ trận sóng thần lớn hơn tới 30.000 lần năng lượng tạo ra ở trận động đất ở Ấn Độ Dương, vào tháng 12/2004 đã khiến hơn 230.000 người thiệt mạng.
Sóng thần theo mô hình nhiễu loạn độ cao mặt biển (tính bằng mét), 4 giờ sau vụ va chạm với tiểu hành tinh cuối kỷ Phấn trắng
Ngoài ra, khi rơi xuống Trái Đất, nó đã tạo ra miệng núi lửa rộng 100 km, làm bay lên bầu khí quyển một đám mây bụi và bồ hóng dày đặc. Chỉ khoảng 2,5 phút sau khi vụ tấn công xảy ra, một bức màn vật chất đẩy ra đẩy một bức tường nước ra ngoài, trong một thời gian ngắn tạo ra một làn sóng cao 4,5 km.
Khoảng 4 giờ sau vụ va chạm, sóng thần đã đi qua Đường biển Trung Mỹ - con đường ngăn cách Bắc Mỹ với Nam Mỹ thời điểm đó - đi vào Thái Bình Dương. Một ngày sau, nó băng qua hầu hết Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, tiến vào Ấn Độ Dương từ cả hai phía, chạm vào hầu hết các đường bờ biển trên thế giới 48 giờ sau vụ tấn công.
Biên độ sóng thần cực đại
Về sức mạnh của cơn sóng thần này, các chuyên gia cho rằng, nước có thể di chuyển nhanh đến 0,6 km/h, một tốc độ làm xói mòn lớp trầm tích hạt mịn của đáy biển. Sóng biển ngoài trời ở Vịnh Mexico cao vượt 100 mét.
Khi nước trở nên cạn gần bờ biển, độ cao của sóng sẽ tăng lên đáng kể. Tùy thuộc vào hình dạng của bờ biển và sóng tiến, hầu hết các vùng ven biển sẽ bị ngập và xói mòn ở một mức độ nào đó.
Bất kỳ trận sóng thần nào được ghi nhận trong lịch sử đều trở nên "nhạt nhòa" trước cơn sóng thần dữ dội này. Một con quái vật chết chóc reo rắc sự hủy diệt đúng nghĩa.
>>>Cuộc “đổ bộ” của thiên thạch siêu khủng khiếp cách đây 2 tỷ năm đã tạo ra miệng núi lửa lớn nhất Trái đất dài tới 300 km
Nguồn sciencealert
"Con quái vật chết chóc" đó chính là 1 cơn sóng thần khổng lồ.
Những bằng chứng về trận sóng thần khủng khiếp này được phát hiện sau khi phân tích lõi từ hơn 100 địa điểm trên toàn thế giới, tạo ra các mô hình kỹ thuật số của những con sóng sau vụ va chạm ở Bán đảo Yucatan của Mexico. Trận sóng thần đủ mạnh để làm xáo trộn và xói mòn trầm tích trong các lưu vực đại dương nửa vòng trái đất.
Nhóm nghiên cứu đã lập mô hình một tiểu hành tinh có chiều ngang 8,7 dặm (14 km), đang phóng tốc độ 27.000 dặm/giờ (43.500 km/h), gấp 35 lần tốc độ âm thanh khi nó va vào Trái đất. Sau khi thiên thạch đổ bộ xuống Trái Đất, nhiều loài khủng long đã tuyệt chủng và khoảng 3/4 số loài động thực vật thời đấy bị xóa sổ.
Thiên thạch khổng lồ này còn có những tác động nguy hiểm khác. Chẳng hạn tạo ra những đám cháy dữ dội "nướng chín" cả nhiều động vật còn sống, gây các trận mưa axit chết người.
Các chuyên gia nhận định, năng lượng ban đầu từ trận sóng thần lớn hơn tới 30.000 lần năng lượng tạo ra ở trận động đất ở Ấn Độ Dương, vào tháng 12/2004 đã khiến hơn 230.000 người thiệt mạng.
Ngoài ra, khi rơi xuống Trái Đất, nó đã tạo ra miệng núi lửa rộng 100 km, làm bay lên bầu khí quyển một đám mây bụi và bồ hóng dày đặc. Chỉ khoảng 2,5 phút sau khi vụ tấn công xảy ra, một bức màn vật chất đẩy ra đẩy một bức tường nước ra ngoài, trong một thời gian ngắn tạo ra một làn sóng cao 4,5 km.
Khoảng 4 giờ sau vụ va chạm, sóng thần đã đi qua Đường biển Trung Mỹ - con đường ngăn cách Bắc Mỹ với Nam Mỹ thời điểm đó - đi vào Thái Bình Dương. Một ngày sau, nó băng qua hầu hết Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, tiến vào Ấn Độ Dương từ cả hai phía, chạm vào hầu hết các đường bờ biển trên thế giới 48 giờ sau vụ tấn công.
Về sức mạnh của cơn sóng thần này, các chuyên gia cho rằng, nước có thể di chuyển nhanh đến 0,6 km/h, một tốc độ làm xói mòn lớp trầm tích hạt mịn của đáy biển. Sóng biển ngoài trời ở Vịnh Mexico cao vượt 100 mét.
Khi nước trở nên cạn gần bờ biển, độ cao của sóng sẽ tăng lên đáng kể. Tùy thuộc vào hình dạng của bờ biển và sóng tiến, hầu hết các vùng ven biển sẽ bị ngập và xói mòn ở một mức độ nào đó.
Bất kỳ trận sóng thần nào được ghi nhận trong lịch sử đều trở nên "nhạt nhòa" trước cơn sóng thần dữ dội này. Một con quái vật chết chóc reo rắc sự hủy diệt đúng nghĩa.
>>>Cuộc “đổ bộ” của thiên thạch siêu khủng khiếp cách đây 2 tỷ năm đã tạo ra miệng núi lửa lớn nhất Trái đất dài tới 300 km
Nguồn sciencealert