Thiên thạch va vào Trái đất khiến khủng long tuyệt chủng, nhưng sao cá sấu vẫn "sống tốt"?

Cách đây 66 triệu năm, một tiểu hành tinh khổng lồ, ước tính rộng hơn 9km, đã lao vào Trái Đất tại khu vực ngày nay là Mexico. Vụ va chạm kinh hoàng này đã gây ra chuỗi thảm họa toàn cầu, từ động đất, sóng thần, cháy rừng đến mưa axit, đẩy Trái Đất vào bóng tối và "kỷ băng hà" dài đằng đẵng.

Bụi khí bao phủ bầu trời, ngăn cản ánh sáng Mặt Trời, khiến cây cối chết hàng loạt. Hậu quả là hệ sinh thái sụp đổ, kéo theo sự tuyệt chủng của gần 3/4 số loài động vật trên Trái Đất, bao gồm cả những loài khủng long hùng mạnh.

1716877834583.png

Mô phỏng vụ thiên thạch va vào Trái đất khiến 3/4 loài vật bị xóa sổ, trong đó có khủng long

Tuy nhiên, giữa thảm họa diệt vong đó, cá sấu, loài bò sát to lớn và hung dữ, lại sống sót một cách ngoạn mục. Vậy đâu là bí mật giúp chúng vượt qua "ngày tận thế" của khủng long?

Khác với những loài khủng long cần lượng thức ăn lớn và đều đặn, cá sấu có khả năng sinh tồn phi thường nhờ vào cơ chế trao đổi chất cực kỳ tiết kiệm năng lượng. Chúng có thể nằm yên bất động trong thời gian dài, hô hấp chậm, thậm chí nhịp tim cũng giảm đáng kể.

1716877900350.png

Cá sấu đã có thể vượt qua "ngày tận thế" nhờ bản năng sinh tồn của mình, kết hợp thêm một vài yếu tố khác

Chính đặc điểm này cho phép cá sấu có thể nhịn ăn trong nhiều tháng, thậm chí vài năm liền, vượt qua nạn đói khi nguồn thức ăn khan hiếm do thảm họa.

Bên cạnh đó, môi trường sống cũng đóng vai trò quan trọng giúp cá sấu tồn tại. Khác với khủng long phụ thuộc vào môi trường rừng rậm, cá sấu sống chủ yếu ở các vùng sông, hồ, ven biển - những nơi ít bị ảnh hưởng bởi sự biến mất của thực vật.

Hơn nữa, xác động vật chết trôi dạt xuống nước sau thảm họa lại trở thành nguồn thức ăn dồi dào cho cá sấu. Nguồn dinh dưỡng "bất đắc dĩ" này đã giúp chúng tích trữ năng lượng, đủ để sống sót qua "mùa đông" khắc nghiệt.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top