Thiếu thức ăn, những con cóc mía chuyển sang... ăn thịt lẫn nhau

Cóc mía có thể xem là động vật điển hình của các loài xâm lấn. Loài cóc này có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được đưa vào nhiều hệ sinh thái khác nhau với hy vọng sẽ là đối địch của các loài gây hại trong nông nghiệp. Thế nhưng, trớ trêu thay, cóc mía lại trở thành một loài gây hại, đáng chú ý nhất là ở Úc. Chúng không bị các động vật bản địa ăn thịt và và các loài ký sinh trùng cũng không thể đả động đến chúng. Tuyến độc của cóc mía là mối nguy hiểm đối với hầu hết các loài động vật cố gắng ăn thịt nó.
Thiếu thức ăn, những con cóc mía chuyển sang... ăn thịt lẫn nhau
Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng hoàn toàn không có nguy cơ bị tổn hại. Nòng nọc cóc mía Úc sẽ ăn những con cóc mía đồng loại. Hành vi ăn thịt đồng loại này dường như là phản ứng tiến hóa khi thiếu đi các loài cạnh tranh trong phạm vi xâm lấn, khiến những con cóc mía chuyển sang cạnh tranh lẫn nhau. Bên cạnh đó, loài động vật này cũng đang chuyển sang một phản ứng tiến hóa phụ nhằm cố gắng hạn chế nguy cơ ăn thịt đồng loại.

Chỉ cạnh tranh cùng loài​

Từ quan điểm tiến hóa, ý nghĩa của việc ăn thịt đồng loại có thể được xem như là cách để hạn chế sự cạnh tranh của các thành viên khác trong loài. Nhưng nhóm nghiên cứu tại Đại học Sydney đã theo dõi hành vi ăn thịt đồng loại của loài cóc mía, và thấy rằng kết quả xâm lăng thành công của loài này vào Úc đã làm nổi bật áp lực tiến hóa này - một điều cũng có thể xảy ra với các loài săn mồi xâm lấn khác. Một trong những dấu hiệu của một loài xâm lấn đó sự phát triển mạnh mẽ trong phạm vi mới, lúc này sự cạnh tranh về các nguồn tài nguyên hạn chế sẽ dễ xảy ra hơn. Ăn thịt đồng loại không chỉ giảm sự cạnh tranh này mà còn cung cấp nguồn dinh dưỡng.
Thiếu thức ăn, những con cóc mía chuyển sang... ăn thịt lẫn nhau
Sự cạnh tranh đó được ghi nhận ở những giai đoạn đầu trong quá trình phát triển của cóc. Những con cóc mới nở mất vài ngày để phát triển thành nòng nọc và trong thời gian này, chúng thường bị những con nòng nọc già hơn, trưởng thành hơn ăn thịt. Trong một vùng nước với mật độ đông đúc, các ổ trứng được đẻ ra sau thời điểm các con nòng nọc khác trưởng thành có thể bị xóa sổ hoàn toàn trước khi chúng kịp ra đời.
Nòng nọc ăn nòng nọc có thể xảy ra ở Nam Mỹ nhưng nó xảy ra thường xuyên hơn ở Úc. Vì vậy, các nhà nghiên cứu quyết định quan sát xem liệu việc ăn thịt đồng loại có tạo ra sự khác biệt sinh học giữa quần thể bản địa và quần thể xâm lấn hay không.
Để làm như vậy, các nhà khoa học đã thu thập những con cóc từ cả quần thể bản địa và quần thể xâm lấn và theo dõi hành vi của con sinh ra. Để bắt đầu, các nhà nghiên cứu đơn giản là đặt trứng đã thụ tinh vào một thùng chứa với một con nòng nọc duy nhất. Thí nghiệm cho thấy những con nòng nọc cóc mía Úc đã trở thành những kẻ ăn thịt hung dữ, vì những quả trứng được đặt cùng chúng có khả năng bị ăn thịt cao hơn 2,5 lần trước khi kịp sinh ra.
Mặc dù nhiều yếu tố thay đổi có thể ảnh hưởng đến sự khác biệt này, nhưng các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng nòng nọc Úc có xu hướng tìm đến những con cóc mía mới nở hơn. Khi phải lựa chọn di chuyển vào các thùng rỗng và một thùng chứa nòng nọc cóc mía, những con cóc mía Úc xâm lấn thường chọn thùng có con non với tỷ lệ cao hơn gấp 30 lần.
Đến khi con non đạt đến giai đoạn nòng nọc và quá lớn để ăn, những con nòng nọc đồng loại sẽ không còn hứng thú để ăn. Có một số dấu hiệu cho thấy sự hấp dẫn ở giai đoạn đầu là dựa trên các chất độc được ****** đưa vào trứng đã thụ tinh.

Cách phòng vệ tốt nhất để sinh tồn​

Thiếu thức ăn, những con cóc mía chuyển sang... ăn thịt lẫn nhau
Khi chịu cấp độ săn mồi cao thì sẽ có xu hướng tạo ra các phản ứng tiến hóa để hạn chế khả năng dễ bị tổn thương, và việc đồng loại ăn thịt lẫn nhau cũng không khác. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng loài cóc Úc chỉ đơn giản là giảm thời gian phát triển trong giai đoạn con non dễ bị tổn thương để tránh một số tác động của việc ăn thịt đồng loại.
Điều này xảy ra thông qua hai cơ chế khác nhau. Một trong số này phụ thuộc đặc biệt vào sự hiện diện của nòng nọc. Nói cách khác, khi mối đe dọa xuất hiện, sự phát triển sẽ tăng tốc. Nhưng một gia tốc riêng đã xuất hiện bất kể có là nòng nọc hay không. Theo đó, trong khi những con cóc mía Nam Mỹ dành tổng cộng khoảng năm ngày ở giai đoạn nở, quần thể ở Úc chỉ dành ba ngày. Vì vậy, áp lực từ việc bị đồng loại ăn thịt đã làm giảm gần một nửa thời gian phát triển của con non.
Nếu có thể phát triển một cách nhanh chóng như vậy, tại sao tất cả những con cóc mía không nhanh chóng vượt qua giai đoạn ấp trứng? Các nhà nghiên nhận thấy rằng sự tăng trưởng và phát triển của nòng nọc cóc mía Úc chậm hơn so với các quần thể ở Nam Mỹ. Vì thế, việc vội vàng vượt qua giai đoạn ấp trứng sẽ phải trả một cái giá bằng sự tăng trưởng và phát triển chậm hơn sau đó.
Những thay đổi do tương tác giữa động vật ăn thịt và con mồi đã được quan sát thấy ở nhiều loài khác nhau. Nhưng không rõ liệu đã có những ghi chép rõ ràng đối với việc kẻ đi săn và con mồi là cùng một loài hay chưa. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một trường hợp dự đoán khá thuyết phục đó là môi trường khác biệt của một loài xâm lấn đã giúp thúc đẩy loại tương tác này.
Nguồn: Ars Technica
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top