Thời đỉnh cao của đồ điện tử Nhật Bản - khai sinh ra câu nói "nét như Sony" đến tận bây giờ

SummerKisses❤️WinterTears

Bao Nhiêu Tình Yêu, Bấy Nhiêu Nước Mắt
Thành viên BQT
Ngành công nghiệp Nhật Bản sau WW II đã vươn lên mạnh mẽ, dẫn đầu bằng sản xuất và được ca ngợi “Japan as Number One” vào thập niên 1980. Sau vài thập kỷ, trung tâm đổi mới sáng tạo đã chuyển sang Mỹ và Trung Quốc, nhưng không thể phủ nhận rằng nhiều sản phẩm và dịch vụ từ Nhật Bản đã thay đổi sâu sắc cuộc sống toàn cầu. Ở thời đỉnh cao 80-90, đồ điện tử Nhật Bản quét qua toàn cầu là bảo chứng cho chất lượng đời sống gia đình.

Trong giai đoạn phục hồi sau chiến tranh, tủ lạnh, máy giặt và TV trắng đen được mệnh danh là “tam đại thần khí,” biểu tượng của sự hiện đại hóa trong gia đình người Nhật. Năm 1926, Takayanagi Kenjiro khi đó còn là trợ giảng Trường Cao đẳng Công nghiệp Hamamatsu (nay là Khoa Kỹ thuật Đại học Shizuoka), đã trở thành người đầu tiên trên thế giới thử nghiệm thành công truyền và nhận hình ảnh qua ống tia âm cực (CRT). Ông đã xây dựng máy thu truyền hình điện tử đầu tiên trên thế giới, được gọi là "cha đẻ ngành TV Nhật Bản."

1746413417821.png

"Cha đẻ ngành TV Nhật Bản" Takayanagi Kenjiro

Đến năm 1953, Hayakawa Electric (về sau là Sharp) đã sản xuất hàng loạt TV trắng đen đầu tiên tại Nhật Bản, đặt viên gạch đầu tiên cho ngành công nghiệp điện tử nước Nhật. Đó là 1 nỗ lực phi thường xét bối cảnh họ là bên thua cuộc trong thế chiến, bị tàn phá và thiệt hại nặng nề. Năm 1955, Koshinsha phát triển nồi cơm điện tự động đầu tiên trên thế giới, được Tokyo Shibaura Denki (nay là Toshiba) đưa ra thị trường, tạo nên “cuộc cách mạng nhà bếp”.

Năm 1958, Nissin Foods ra mắt mì ăn liền “Chikin Ramen” và là loại mì ăn liền đầu tiên trên thế giới. Mì ăn liền được phát minh đưa ra thị trường bởi nhà phát minh và doanh nhân người Nhật Bản gốc Đài Loan Momofuku Ando. Học sinh sinh viên Việt Nam nợ ông 1 lời cảm ơn vì đã mang đến bữa ăn liền nhanh gọn nóng hổi cho họ sau hàng chục năm. Công nghệ “sấy khô bằng dầu nhiệt tức thời” đã được áp dụng cho “Cup Noodles” (1971), mang đến khái niệm “ẩm thực tiết kiệm thời gian” có thể bảo quản lâu dài, hỗ trợ đắc lực cho thời kỳ tăng trưởng kinh tế.

1 điểm trùng hợp, có đến 2 trong “tam đại thần khí” của nước Nhật thời kỳ này do Toshiba đưa ra thị trường. Đó là tủ lạnh và máy giặt đầu tiên của nước Nhật năm 1930, bên cạnh nồi cơm điện đầu tiên năm 1955 đã nhắc ở trên. Còn TV đen trắng là Sharp. Họ đều là những thương hiệu trăm năm đã khai sinh ra ngành điện tử tiêu dùng nước Nhật.

1746413529013.png

TV Sony Trinitron

Sang thập niên 1960, “tam đại thần khí” nhường chỗ cho “3C” – xe hơi (Car), TV màu (Color TV) và máy lạnh (Cooler) – trở thành những biểu tượng mới của thời đại. Sony dẫn đầu với TV màu Trinitron (1968), sử dụng công nghệ ống tia âm cực cải tiến mang lại hình ảnh sáng và sắc nét hơn, đưa tên tuổi vang xa toàn cầu. Cái tên Sony được viết trên bản đồ thế giới chính nhờ sản phẩm đột phá Trinitron này.

Và không chỉ TV, họ còn sản xuất màn hình tham chiếu Trinitron trong studio Hollywood. Nếu TV Trinitron tạo ra truyền kỳ "nét như Sony" từ thời cha ông chúng ta, thì dòng màn hình chuyên nghiệp PVM đó được Hollywood gọi là "tiêu chuẩn vàng hiển thị" với giá bán có thể lên đến 40-50 ngàn USD (hơn 100,000 USD bây giờ). Đó là những mẫu đắt nhất và hiếm nhất.

Năm 1969, Seiko ra mắt đồng hồ quartz đầu tiên trên thế giới với ít linh kiện hơn và dễ sản xuất hàng loạt, làm rung chuyển ngành công nghiệp đồng hồ cơ truyền thống vốn dựa vào thủ công. Trong lĩnh vực ô tô, Honda Super Cub (1958) và Toyota Corolla (1966) trở thành những dòng xe phổ thông bán chạy nhất thế giới, xây dựng danh tiếng “bền bỉ ít hỏng” cho thương hiệu Nhật Bản và lan tỏa niềm tin đến các sản phẩm và dịch vụ khác.

Shinkansen khai trương năm 1964 bởi Đường sắt Quốc gia Nhật Bản cũ (JNR), đã thay đổi khái niệm di chuyển đường dài. Tuyến Tokyo-Osaka trước đây mất 7 tiếng bằng tàu thường, nay chỉ còn 4 tiếng với tốc độ tối đa 210 km/h – nhanh nhất thế giới lúc bấy giờ.

1746413574087.png


Không chỉ đồ điện tử và phương tiện giao thông, ngành giải trí cũng rất phát triển. Các sản phẩm thay đổi phong cách sống cũng xuất hiện. Năm 1979, Walkman ra đời với tai nghe stereo, jack 3.5mm và kích thước nhỏ gọn đã trở thành biểu tượng văn hóa toàn cầu của giới trẻ. Băng từ VHS của JVC chiến thắng Sony Betamax, trở thành chuẩn toàn cầu. Sau này đến lượt đĩa CD do Sony phát minh nổi lên thay thế.

Trong lĩnh vực trò chơi, Taito với "Space Invaders" (1978) và Namco (nay là Bandai Namco) với "Pac-Man" (1980) đã định hình ngành giải trí arcade. Nintendo ra mắt Family Computer (Famicom, 1983), tiếp theo là Sony với PlayStation (1994), tạo nên cơn sốt toàn cầu cùng các tựa game kinh điển như "Super Mario Bros." và "Final Fantasy." Nhật Bản trở thành trung tâm phát triển ngành công nghiệp video game tại châu Á, đi trước các quốc gia khác.

Tựa game "Pokémon" (1996) trên Game Boy trở thành hình mẫu thành công hàng đầu trong ngành truyền thông giải trí. Trở thành thương hiệu số 1 thế giới thu về hơn 100 tỷ USD cho đến nay, từ video game mở rộng sang thẻ bài, anime, đồ chơi, quần áo, công viên,...

Các tác phẩm như "Astro Boy," "Doraemon," "Captain Tsubasa", "Akira" và "Dragon Ball" cũng ra đời trong giai đoạn này, ảnh hưởng sâu sắc đến thế hệ lớn lên cùng chúng. Tạo nền tảng vững chắc cho quyền lực mềm Nhật Bản đến tận ngày nay.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top