Mr Bens
Intern Writer
Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm lưu hành ở tất cả các nơi trên thế giới, thường do vi rút cúm A, cúm B gây ra. Các triệu chứng của cúm mùa bao gồm sốt đột ngột, ho (thường là ho khan), đau đầu, đau cơ và khớp, mệt mỏi, đau họng và chảy nước mũi. Ho có thể nặng và kéo dài từ hai tuần trở lên
Mô hình cấu trúc và hình ảnh hiển vi của virus cúm
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính hàng năm có khoảng 1 tỷ ca mắc cúm, trong đó có 3-5 triệu ca cúm nặng và 290.000 – 650.000 ca tử vong. Hầu hết mọi người phục hồi hết sốt và các triệu chứng khác trong vòng 2-7 ngày mà không cần đến bệnh viện. Tuy nhiên, cúm mùa có thể gây ra bệnh nặng hoặc tử vong, đặc biệt trong số các nhóm đối tượng nguy cơ cao.
Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả phòng ngừa bệnh cúm mùa và tại Việt Nam nên tiêm bất kỳ thời điểm nào trong năm. Do khả năng đột biến chủng rất cao của virus cúm, theo WHO nên tiêm cúm mỗi năm một lần vì vắc xin cúm chỉ có hiệu lực bảo vệ trong 6 tháng đến 1 năm sau tiêm, đặc biệt là đối tượng nguy cơ cao mắc biến chứng khi nhiễm cúm như:
- Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là từ 6 tháng đến 2 tuổi
- Người cao tuổi (trên 65 tuổi)
- Phụ nữ mang thai
- Người mắc bệnh mạn tính: Tăng huyết áp, đái tháo đường, tim bẩm sinh, hen, bệnh phổi mạn tính tắc nghẽn COPD, suy thận mãn…
- Nhân viên y tế
Do bệnh cúm mùa lây truyền qua đường hô hấp nên ngoài việc tiêm vắc xin, những biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân sau đây đóng vai trò rất quan trọng:
- Rửa tay thường xuyên
- Che mũi và miệng khi ho, hắt hơi
- Tránh tiếp xúc gần với người bệnh
- Vệ sinh mũi họng hàng ngày
Trước dịch bệnh cúm mùa, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân không nên hoang mang, lo lắng nhưng không lơ là, chủ quan. Khi có triệu chứng nghi ngờ bệnh cúm mùa, người dân không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh hay thuốc kháng vi rút mà hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
BS Nguyễn Tấn Hưng
Đọc chi tiết tại đây: https://nhidong.org.vn/cac-benh-thuong-gap/cum-mua-va-vac-xin-cum-mua-c57-3649.aspx


Mô hình cấu trúc và hình ảnh hiển vi của virus cúm
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính hàng năm có khoảng 1 tỷ ca mắc cúm, trong đó có 3-5 triệu ca cúm nặng và 290.000 – 650.000 ca tử vong. Hầu hết mọi người phục hồi hết sốt và các triệu chứng khác trong vòng 2-7 ngày mà không cần đến bệnh viện. Tuy nhiên, cúm mùa có thể gây ra bệnh nặng hoặc tử vong, đặc biệt trong số các nhóm đối tượng nguy cơ cao.
Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả phòng ngừa bệnh cúm mùa và tại Việt Nam nên tiêm bất kỳ thời điểm nào trong năm. Do khả năng đột biến chủng rất cao của virus cúm, theo WHO nên tiêm cúm mỗi năm một lần vì vắc xin cúm chỉ có hiệu lực bảo vệ trong 6 tháng đến 1 năm sau tiêm, đặc biệt là đối tượng nguy cơ cao mắc biến chứng khi nhiễm cúm như:
- Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là từ 6 tháng đến 2 tuổi
- Người cao tuổi (trên 65 tuổi)
- Phụ nữ mang thai
- Người mắc bệnh mạn tính: Tăng huyết áp, đái tháo đường, tim bẩm sinh, hen, bệnh phổi mạn tính tắc nghẽn COPD, suy thận mãn…
- Nhân viên y tế
Do bệnh cúm mùa lây truyền qua đường hô hấp nên ngoài việc tiêm vắc xin, những biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân sau đây đóng vai trò rất quan trọng:
- Rửa tay thường xuyên
- Che mũi và miệng khi ho, hắt hơi
- Tránh tiếp xúc gần với người bệnh
- Vệ sinh mũi họng hàng ngày
Trước dịch bệnh cúm mùa, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân không nên hoang mang, lo lắng nhưng không lơ là, chủ quan. Khi có triệu chứng nghi ngờ bệnh cúm mùa, người dân không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh hay thuốc kháng vi rút mà hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

BS Nguyễn Tấn Hưng
Đọc chi tiết tại đây: https://nhidong.org.vn/cac-benh-thuong-gap/cum-mua-va-vac-xin-cum-mua-c57-3649.aspx