Thú chơi đĩa than hồi sinh khiến công ty 150 năm tuổi bận rộn trở lại

Những người yêu mến âm thanh khó tính sống ở khắp mọi nơi. Với niềm tin sâu sắc và mãnh liệt vào âm thanh analog, những người đam mê âm thanh (audiophile) trên toàn thế giới đã đặt hàng trăm cây kim ghi âm máy hát mỗi tháng, từ 1 nhà sản xuất có trụ sở ở 1 thị trấn biển yên tĩnh ở Nhật Bản.
Thú chơi đĩa than hồi sinh khiến công ty 150 năm tuổi bận rộn trở lại
Doanh số bán hàng ngày càng tăng đã giúp Nippon Precision Jewel Industry hồi sinh trở lại. Nhà sản xuất kim máy hát này có tuổi đời gần 150 năm đã gặp khó khăn khi nhạc số xuất hiện. Công ty này cũng được biết đến với cái tên Jico, đã bán được khoảng 2.200 mẫu kim ghi ở khoảng 100 quốc gia, với 90% doanh số đến từ bên ngoài Nhật Bản. Jico nhận đặt hàng trên toàn thế giới thông qua trang web ri và xuất xưởng hàng trăm sản phẩm mỗi tháng. Trụ sở chính và nhà máy của Jico đặt ở Shinonsen, một thị trấn thuộc tỉnh Hyogo nằm trên vùng Biển Nhật Bản. Yukihiro Nakagawa, chủ tịch thứ 9 của công ty, cho biết: “Mỹ, Bỉ, Nga, Thái Lan – thị trấn nhỏ bé này được kết nối với thế giới.”

Làng nghề chế tạo kim​

Dù dân số hiệu nay chưa đến 14.000 người, thế nhưng, Shinonsen đã từng sở hữu một ngành tiểu thủ công nghiệp về kim phát triển mạnh, từ thời Edo đến thế kỉ 20. Những người dân kiếm sống bằng nghề đánh cá trong phần lớn thời gian sẽ dành cả mùa đông để sản xuất kim tại gia, nhằm bán cho các nhà sản xuất quần áo ở vùng Kyoto-Osaka-Kobe. Tiền thân của Jico đã bắt đầu hoạt động trong ngành công nghiệp này khi được thành lập vào năm 1873. Công ty bắt đầu chuyển hướng kinh doanh từ năm 1949 khi đưa công nghệ của mình vào việc sản xuất kim máy quay đĩa, và tạo ra cái tên Jico vào năm 1959.
Thú chơi đĩa than hồi sinh khiến công ty 150 năm tuổi bận rộn trở lại
Công ty đã bắt đầu sản xuất kim phát thay thế cho hơn 30 nhà sản xuất thiết bị âm thanh, bao gồm cả những tên tuổi lớn như Sony và Pioneer. Nhưng khi ngành công nghiệp âm thanh chuyển hướng sang CD vào cuối những năm 1980, rồi đến DVD được giới thiệu trong những năm 1990, doanh thu hàng năm của công ty đã giảm xuống chỉ còn vài chục triệu Yên (tương đương vài trăm nghìn USD theo tỉ giá hiện tại). Giờ con số đó đã tăng trở lại. Nagakawa nói: “Chúng tôi đã gần như không thể tiếp tục công việc kinh doanh này.”

Sự hồi sinh bất ngờ​

Jico đặt kỳ vọng vào những người đam mê âm thanh ở Mỹ và Châu Âu, công bố 1 trang web vào năm 2004 để bán cho những khách hàng nước ngoài. Hoạt động kinh doanh của công ty vẫn chậm chạp trong những năm đầu thực hiện nỗ lực này. Cụ thể hơn, Jico chỉ sản xuất được khoảng 1.000 kim phát mỗi tháng vào năm 2010. Nhưng sự hồi sinh của đĩa than vinyl đã giúp thúc đẩy nhu cầu về sản phẩm này vào khoảng năm 2016. Giờ đây, nhà máy của Jico hiện đã hoạt động hết công suất, sản xuất tới 5.000 – 6.000 kim mỗi tháng.
Thú chơi đĩa than hồi sinh khiến công ty 150 năm tuổi bận rộn trở lại
Nhà phát minh ra đĩa CD, tiên phong nhạc số với Walkman và âm thanh Hi-Res, cũng đã quay trở lại sản xuất mâm than (ảnh: Digi-Wo) Thế mạnh của Jico nằm ở cách duy trì việc sản xuất hầu hết các linh kiện tại gia, chẳng hạn như công xôn (thanh ngang giữ kim phát ở đầu cuối),cũng như bộ giảm chấn, nhằm giảm thiếu nhiễu do rung động. Bên cạnh các sản phẩm của riêng Jico, công ty còn cung cấp một số mẫu sản phẩm đã ngừng sản xuất. Đơn đặt hàng đã tăng mạnh từ các thị trường Phương Tây, Nam Mỹ và Châu Á. Nakagawa hiện đang tìm cách phát triển các thương hiệu ban đầu, vốn sẽ xác định mức tăng trưởng dự kiến của công ty trong trung và dài hạn. Nagakawa cho hay: “Tôi muốn tạo ra một thứ âm thanh chỉ có độc nhất ở Jico.” Năm 2019, Jico trình làng thương hiệu Morita, được đặt tên dựa trên nghệ nhân nổi tiếng Kotaro Morita. Dòng sản phẩm này có các công xôn được chạm khắc từ gỗ, đi ngược lại những quy ước sản xuất bộ phận này bằng kim loại. Điều đó cho thấy động lực này sẽ tạo ra những người hâm mộ mới và hồi sinh một ngành công nghiệp gần như không còn phù hợp với thời đại. Nguồn: Nikkei Asia
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top