Homelander The Seven
I will laser every f****** one of you!
Tình hình tài chính của Intel đang ở trong tình trạng vô cùng khó khăn, buộc tập đoàn phải tìm mọi cách để thoát khỏi cơn khủng hoảng, và một trong những giải pháp được tính đến là bán tháo tài sản, từ các bộ phận kinh doanh đến cả nhà máy sản xuất.
Vụ việc bắt nguồn từ lỗi bất ổn trên CPU thế hệ 14 và 13 của Intel, đã đẩy gã khổng lồ chip xử lý vào "giai đoạn tài chính tồi tệ nhất" trong lịch sử 56 năm, và việc thoát khỏi vũng lầy này đòi hỏi rất nhiều nỗ lực.
Theo Reuters, Qualcomm, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Intel, đang nhắm đến việc mua lại mảng kinh doanh thiết kế chip của Intel, bởi lẽ bộ phận này được cho là đã gây ấn tượng mạnh với ban lãnh đạo Qualcomm. Cụ thể, Qualcomm muốn tạo dấu ấn trên thị trường PC, và việc sở hữu nguồn lực của Intel sẽ là cú hích mạnh mẽ cho tham vọng này. Tuy nhiên, Qualcomm được cho là chưa chính thức tiếp cận Intel, và hiện tại đây vẫn chỉ là tin đồn, dù rất đáng chú ý.
Về phía mình, Intel khẳng định cam kết mạnh mẽ với mảng PC, cho biết hãng sẽ tiếp tục vận hành và phát triển mảng kinh doanh này. Do đó, việc bán đi một mảng kinh doanh chủ chốt như vậy có vẻ như là một quyết định khó khả thi. Tuy nhiên, Qualcomm đã và đang có những bước tiến đáng kể trên thị trường PC Windows, đặc biệt là ở phân khúc di động với dòng chip Snapdragon X Elite. Năm ngoái, Qualcomm đạt doanh thu tổng cộng 35,82 tỷ USD (tương đương 837.000 tỷ VND) và dự kiến sẽ còn tăng trưởng mạnh hơn khi làn sóng PC AI bắt đầu bùng nổ.
Để tạo ra dòng tiền, Intel đang phải áp dụng nhiều biện pháp quyết liệt, bao gồm bán bộ phận FPGA Altera và tạm dừng xây dựng nhà máy trị giá 30 tỷ USD (702.000 tỷ VND) tại Đức. Bên cạnh đó, theo Bloomberg, Intel cũng đang kêu gọi chính phủ Biden hỗ trợ thông qua Đạo luật CHIPS, với khoản trợ cấp lên tới 8,5 tỷ USD (199.000 tỷ VND) và khoản vay 11 tỷ USD (257.000 tỷ VND). Rõ ràng, Intel đang phải đối mặt với một "núi" khó khăn.
Nhiều khả năng chúng ta sẽ được chứng kiến những quyết định gây sốc từ phía Intel trong tuần tới, đặc biệt là sau cuộc họp hội đồng quản trị, nơi công ty được cho là sẽ công bố kế hoạch cắt giảm chi tiêu và tạo ra nguồn vốn mới.
#intelsasút
Vụ việc bắt nguồn từ lỗi bất ổn trên CPU thế hệ 14 và 13 của Intel, đã đẩy gã khổng lồ chip xử lý vào "giai đoạn tài chính tồi tệ nhất" trong lịch sử 56 năm, và việc thoát khỏi vũng lầy này đòi hỏi rất nhiều nỗ lực.
Theo Reuters, Qualcomm, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Intel, đang nhắm đến việc mua lại mảng kinh doanh thiết kế chip của Intel, bởi lẽ bộ phận này được cho là đã gây ấn tượng mạnh với ban lãnh đạo Qualcomm. Cụ thể, Qualcomm muốn tạo dấu ấn trên thị trường PC, và việc sở hữu nguồn lực của Intel sẽ là cú hích mạnh mẽ cho tham vọng này. Tuy nhiên, Qualcomm được cho là chưa chính thức tiếp cận Intel, và hiện tại đây vẫn chỉ là tin đồn, dù rất đáng chú ý.
Về phía mình, Intel khẳng định cam kết mạnh mẽ với mảng PC, cho biết hãng sẽ tiếp tục vận hành và phát triển mảng kinh doanh này. Do đó, việc bán đi một mảng kinh doanh chủ chốt như vậy có vẻ như là một quyết định khó khả thi. Tuy nhiên, Qualcomm đã và đang có những bước tiến đáng kể trên thị trường PC Windows, đặc biệt là ở phân khúc di động với dòng chip Snapdragon X Elite. Năm ngoái, Qualcomm đạt doanh thu tổng cộng 35,82 tỷ USD (tương đương 837.000 tỷ VND) và dự kiến sẽ còn tăng trưởng mạnh hơn khi làn sóng PC AI bắt đầu bùng nổ.
Để tạo ra dòng tiền, Intel đang phải áp dụng nhiều biện pháp quyết liệt, bao gồm bán bộ phận FPGA Altera và tạm dừng xây dựng nhà máy trị giá 30 tỷ USD (702.000 tỷ VND) tại Đức. Bên cạnh đó, theo Bloomberg, Intel cũng đang kêu gọi chính phủ Biden hỗ trợ thông qua Đạo luật CHIPS, với khoản trợ cấp lên tới 8,5 tỷ USD (199.000 tỷ VND) và khoản vay 11 tỷ USD (257.000 tỷ VND). Rõ ràng, Intel đang phải đối mặt với một "núi" khó khăn.
Nhiều khả năng chúng ta sẽ được chứng kiến những quyết định gây sốc từ phía Intel trong tuần tới, đặc biệt là sau cuộc họp hội đồng quản trị, nơi công ty được cho là sẽ công bố kế hoạch cắt giảm chi tiêu và tạo ra nguồn vốn mới.
#intelsasút