Cá rắn lục là một trong số những thủy quái có ngoại hình ghê rợn nhất dưới đáy đại dương. Loài cá có các đặc điểm như miệng to với những chiếc răng khổng lồ có móc, cực sắc.
Toàn thân cá rắn lục màu đen với một số bộ phận phát sáng để săn mồi. Đặc biệt, nó có vây lưng dài và phát sáng đóng vai trò như mồi nhử.
Nghiên cứu chỉ ra, loài cá rắn lục Sloane (Chauliodus sloani) có những chiếc răng nanh lớn đến mức không thể ngậm miệng lại. Bởi nếu làm vậy, chúng sẽ tự xuyên thủng não của mình.
Cá rắn lục Sloane có hàm răng lớn và trong suốt cùng một dải cơ quan phát sáng gọi là tế bào quang dọc theo bụng. Đây là những đặc điểm giúp nó tồn tại dưới biển sâu (Ảnh: Getty).
Những chiếc răng sắc như dao cạo này cũng có màu sắc kỳ lạ, khi hoàn toàn trong suốt. Điều này giúp chúng giấu kín "vũ khí", khiến con mồi không kịp nhận ra trước khi quá muộn.
Ngoài cá rắn lục, một số động vật ăn thịt dưới biển sâu lại có thứ vũ khí bí mật khiến chúng trở thành "thỏi nam châm" săn mồi. Đó là sự phát quang sinh học — hay khả năng tạo thành nguồn sáng.
Nổi tiếng nhất trong số này là "cá cần câu" - gồm hơn 200 bộ khác nhau - có khả năng dụ con mồi bằng cách sử dụng ánh sáng phát sáng trong bóng tối ở bộ phận tựa như chiếc cần câu gắn trên đầu của chúng.
Ánh sáng này thu hút các sinh vật biển nhỏ hơn tìm đến tại nơi nguồn thức ăn hạn chế. Trong khi những con mồi tội nghiệp nghĩ rằng chúng sắp nuốt chửng một sinh vật phát quang nhỏ bé, thì trên thực tế, chúng sắp trở thành bữa ăn của loài săn mồi đáng sợ.
>>> CHUỘT CHÂU CHẤU NHƯNG LẠI BIẾT "TRU" NHƯ SÓI, ĐÃ THẾ CÒN NHAI BỌ CẠP "RAU RÁU"
Toàn thân cá rắn lục màu đen với một số bộ phận phát sáng để săn mồi. Đặc biệt, nó có vây lưng dài và phát sáng đóng vai trò như mồi nhử.
Nghiên cứu chỉ ra, loài cá rắn lục Sloane (Chauliodus sloani) có những chiếc răng nanh lớn đến mức không thể ngậm miệng lại. Bởi nếu làm vậy, chúng sẽ tự xuyên thủng não của mình.
Những chiếc răng sắc như dao cạo này cũng có màu sắc kỳ lạ, khi hoàn toàn trong suốt. Điều này giúp chúng giấu kín "vũ khí", khiến con mồi không kịp nhận ra trước khi quá muộn.
Ngoài cá rắn lục, một số động vật ăn thịt dưới biển sâu lại có thứ vũ khí bí mật khiến chúng trở thành "thỏi nam châm" săn mồi. Đó là sự phát quang sinh học — hay khả năng tạo thành nguồn sáng.
Ánh sáng này thu hút các sinh vật biển nhỏ hơn tìm đến tại nơi nguồn thức ăn hạn chế. Trong khi những con mồi tội nghiệp nghĩ rằng chúng sắp nuốt chửng một sinh vật phát quang nhỏ bé, thì trên thực tế, chúng sắp trở thành bữa ăn của loài săn mồi đáng sợ.
>>> CHUỘT CHÂU CHẤU NHƯNG LẠI BIẾT "TRU" NHƯ SÓI, ĐÃ THẾ CÒN NHAI BỌ CẠP "RAU RÁU"