Tiết lộ shock: Nhiều người Nhật đi làm chỉ biết ăn vặt, tán phét và lướt web

Có thể bạn đã nghe rất nhiều câu chuyện về sự chăm chỉ mẫn cán của người Nhật trong công việc. Nhưng, bên cạnh đó cũng có không ít những câu chuyện khác, vẽ lên hình ảnh trái ngược hoàn toàn với suy nghĩ bấy lâu của bạn. Có một câu châm ngôn như sau “sức bền của một sợi dây xích chỉ bằng sức bền của mắt xích yếu nhất trong sợi dây xích đó”, vì vậy khi gia nhập một công ty mới thường chẳng ai muốn mình là mắt xích yếu đó. Tuy nhiên, sau khi làm việc tại công ty trong một khoảng thời gian dài, một vài người bắt đầu cảm thấy rằng mình chỉ cần làm ở mức vừa đủ để không đến mức bị sa thải, nhưng điều này lại khiến cho các đồng nghiệp mẫn cán của họ cảm thấy bực bội.
Tiết lộ shock: Nhiều người Nhật đi làm chỉ biết ăn vặt, tán phét và lướt web
Để tìm hiểu thêm về mức độ phổ biến của hiện tượng này, công ty tư vấn Shikigaku đã tiến hành một cuộc khảo sát với 300 nhân viên (mỗi người trong họ từng làm việc tại các công ty có hơn 300 nhân sự), hỏi họ đã từng có “một đồng nghiệp lớn tuổi không muốn làm việc hay không”. Trong trường hợp này, người ta sử dụng từ “ojisan” trong tiếng Nhật, một kính ngữ ngụ ý người đang nói lớn tuổi hơn mình. Shikigaku đã thăm dò ý kiến của những người lao động trong độ tuổi từ 20 đến 39, một phạm vi độ tuổi khá lớn để có thể xác định “những đồng nghiệp lớn tuổi” ở bất kỳ đâu từ độ tuổi 40 trở lên.
Tiết lộ shock: Nhiều người Nhật đi làm chỉ biết ăn vặt, tán phét và lướt web
Một “đồng nghiệp lớn tuổi” đầy trực quan. Ảnh: SoraNews24. Khi được hỏi “có đồng nghiệp lão làng nào không làm việc thực sự ở công ty của bạn không?”, 49,2% những người được khảo sát trả lời có. Câu hỏi mang tính suy luận tiếp theo đó là: “Nếu không làm việc thì họ làm gì ở công ty?” Ba dạng câu trả lời nổi bật đã xuất hiện: “Liên tục nghỉ giải lao để hút thuốc và ăn vặt” là câu trả lời phổ biến nhất, với 49,7%. “Nhìn chằm chằm vào khoảng không vô định” đứng ở vị trí thứ hai với 47,7%, cuối cùng là “tán gẫu nhàn rỗi” với những đồng nghiệp cũng không làm việc như họ, chiếm 47,3%. “Lướt web” đứng thứ tư với 35,3%.
Tiết lộ shock: Nhiều người Nhật đi làm chỉ biết ăn vặt, tán phét và lướt web
“Bên nào nặng hơn ta?”. Ảnh: Pakutaso. Công ty Shikigaku sau đó đã cố gắng tìm hiểu lý do tại sao những người này lại chọn cuộc sống lười biếng như vậy, bằng cách phỏng vấn suy nghĩ của những người tham gia khảo sát. Giả thuyết phổ biến nhất, từ 45% trong số người được hỏi cho rằng những người kia chỉ đơn giản không có khát khao làm việc. Dự đoán phổ biến thứ hai chiếm 41%, đó là công ty của họ tăng lương dựa trên thâm niên thay vì hiệu suất. Cuối cùng là 26,3% cho rằng không ai đủ tin tưởng họ để giao công việc. Các lý do khác chủ yếu là phàn nàn về việc công ty không thực hiện chính sách “cây gậy và củ cà rốt” đủ nghiêm khắc để thúc đẩy nhóm này cố gắng hơn. Các nhân viên đã đề xuất có nhiều biện pháp đánh giá công việc và các chính sách rõ ràng hơn đối với căn cứ để sa thải nhân sự. Những người được khảo sát chắc chắn cũng muốn thấy những thay đổi được thực hiện đối với thành phần nhàn rỗi này. 90% số người được hỏi cho biết họ bị tác động vì những ảnh hưởng xấu đến nơi làm việc. Sự suy giảm về tinh thần được báo cáo là 59,7%, trong khi 49% cho biết bị gia tăng khối lượng công việc và 35,3% cho rằng đó là gánh nặng về chi phí lao động với công ty. >>> Nhiều TikToker chỉ chăm chăm ăn chực nhà hàng, quán ăn. Nguồn: SoraNews24h
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top