Tiêu hủy các động vật trong phòng thí nghiệm "sắp" bị coi là tội ác

Các quan chức ở Đức đang xem xét liệu việc tiêu hủy động vật thí nghiệm "quá mức" có cấu thành tội phạm hay không, sau khi họ nhận được những đơn kiện từ các nhà hoạt động vì quyền động vật.
Hiện đang có hàng triệu động vật được sử dụng trong các thí nghiệm y tế trên khắp thế giới mỗi năm, chúng được sử dụng vì nhiều mục đích như y tế hay khoa học. Nhưng những hoạt động này thường bị các nhà hoạt động bảo vệ động vật chỉ trích là thiếu nhân văn. Bên cạnh đó, số lượng khổng lồ động vật bị giết hàng năm trong các thí nghiệm thường không được chú ý. Những con vật này, có lẽ đã không được sử dụng do chúng không đáp ứng tiêu chuẩn cho một cuộc nghiên cứu hoặc được lai tạo trong quá trình tạo ra một thế hệ mới, thường bị giết để tiết kiệm không gian và tiền bạc.
Các công tố viên ở bang Hesse của Đức đang điều tra xem liệu việc tiêu hủy những động vật như thế này của các tổ chức nghiên cứu địa phương, bao gồm cả các trường đại học, có nên được coi là một tội ác hay không? Động thái này diễn ra sau khi hai nhóm bảo vệ bảo vệ quyền động vật ở nước này đệ trình nhiều đơn khiếu nại lên các công tố viên hồi tháng 6 năm ngoái. Họ cho rằng hành vi tiêu hủy những động vật "dư thừa" này vi phạm luật bảo vệ động vật nghiêm ngặt của nước này, vốn cấm làm hại động vật mà không có lý do hợp lý.

Tiêu hủy các động vật trong phòng thí nghiệm sắp bị coi là tội ác
Shalin Gala, phó chủ tịch phụ trách các phương pháp thí nghiệm quốc tế của PETA, cho biết việc giết những động vật 'thừa' trong các phòng thí nghiệm của Đức là một tội ác - đối xử tàn tệ những con vật đã trả giá bằng mạng sống của mình, chống lại những người đóng thuế đã trả tiền cho những con vật đó được sử dụng trong các thí nghiệm khủng khiếp và chống lại những bệnh nhân đang chờ điều trị vì những người làm thí nghiệm, gây lãng phí các nguồn tài nguyên quý giá để nghiên cứu các loài khác nhau có đặc điểm sinh lý khác với loài người.
Ngoài ra họ cũng cho rằng, không nên để những nghiên cứu động vật không thiết yếu diễn ra trong các phòng thí nghiệm, đặc biệt là với chi phí của người nộp thuế, những người ở Mỹ phải trả gần 18 tỷ USD mỗi năm cho các cuộc thử nghiệm trên động vật thất bại. Gala cũng nói rằng bât giờ là lúc để loại bỏ những thí nghiệm tàn nhẫn và lãng phí trên động vật, vốn không hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe con người, đồng thời chuyển sang các mô hình hiệu quả hơn, phù hợp về mặt đạo đức.
Các số liệu do Liên minh Châu Âu công bố hai năm trước ước tính rằng vào năm 2017, khoảng 12,6 triệu động vật được nuôi để làm thí nghiệm trong phòng thí nghiệm. Phần lớn trong số đó là chuột, đã bị tiêu tủy mà chưa hề tham gia vào một nghiên cứu nào. Con số này cao hơn nhiều so với khoảng 9,4 triệu động vật được sử dụng trong các thí nghiệm. Theo Bộ Nông nghiệp Đức, khoảng 1/3 số động vật dư thừa đó đã bị nuôi và giết ở Đức.

Tiêu hủy các động vật trong phòng thí nghiệm sắp bị coi là tội ác
Trong đơn khiếu nại của tổ chức phi chính phủ Doctors Against Animal Experiments và Hiệp hội Pháp luật Đức về Luật Bảo vệ Động vật, có nói rằng việc động vật bị giết trong các phòng thí nghiệm vốn đã được biết đến từ lâu. Họ cũng đề xuất rằng tổ chức nghiên cứu nên giữ những động vật dư thừa cho đến khi chúng chết tự nhiên. Tuy nhiên, không phải trung tâm nào cũng có khả năng làm điều này.
Andreas Lengeling, người chịu trách nhiệm nghiên cứu động vật tại Hiệp hội Max Planck, cho biết các tổ chức không thể nuôi nhiều động vật như vậy trong thời gian dài như vậy. Nhiều tổ chức khác cũng đang giảm số lượng động vật dư thừa bằng cách khớp cung với cầu tốt hơn. Việc sử dụng các kỹ thuật chỉnh sửa gen cũng có thể tạo ra những động vật mong muốn trong một thế hệ duy nhất. Tổ chức nghiên cứu ở Đức cũng cho biết, nên cho phép tiêu hủy nếu thấy các điều kiện duy trì bị hạn chế và cần có không gian cho động vật sẽ được sử dụng trong nghiên cứu. Tuy nhiên, họ cũng khuyến nghị xem xét việc sử dụng thay thế cho những động vật này.


>>> Chú chó cao nhất thế giới.

Nguồn newsweek
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top