TikTok, Shopee mở đường cho mỹ phẩm Trung Quốc tấn công thị trường Đông Nam Á

Trong bối cảnh ngành tiêu dùng nội địa suy yếu, ngày càng nhiều thương hiệu làm đẹp từ Trung Quốc tìm cách thu hút khách hàng nước ngoại tại các thị trường ít cạnh tranh hơn.
Từ năm 2020, các nhãn hàng mỹ phẩm trực tuyến Trung Quốc đã để mắt đến vài thị trường lân cận tiềm năng như Nhật Bản, Đông Nam Á với mục tiêu mở rộng độ phủ sóng trước khi đặt chân đến phương Tây cạnh tranh.

VNReview.vn

Bên cạnh các thương hiệu nhỏ lẻ, những tên tuổi lớn như Perfect Diary cũng tham gia vào làn sóng mở rộng này. Trước đó, công ty mẹ Yatsen Global của Perfect Diary đã IPO thành công 617 triệu USD trên sàn giao dịch chứng khoán New York vào năm 2020. Ngoài ra còn có thương hiệu Florasis được thành lập bởi ông “vua son môi” Li Jiaqi, người có khả năng bán được hàng nghìn sản phẩm chỉ trong một buổi livestream.
Các công ty này cho thấy họ có tiềm năng hơn trong việc tìm kiếm thành công ở Đông Nam Á, nơi các thương hiệu Trung Quốc thường có lợi thế nhờ kiến thức thu được từ hoạt động tại thị trường cạnh tranh quê nhà cùng với đó là chuỗi cung ứng linh hoạt giúp họ tối đa hóa chi phí sản xuất.

“Thông thường, các nhãn hàng quốc tế không am hiểu nhiều về thói quen tiêu dùng của người dùng địa phương. Với mức giá tương đối cao và số lượng sản phẩm hạn chế, các đối thủ cạnh tranh đó không thể đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng khi so với những sản phẩm trực tuyến phổ biến hiện nay. Qua những điều này, chúng tôi đã thấy được một cơ hội đang chờ phía trước”, Sita Hu, phó chủ tịch thương hiệu của Hebe Beauty, phát biểu tại một diễn đàn thương mại ở Thượng Hải.
Năm 2018, Hebe Beauty đã thành lập thương hiệu quốc tế tại Indonesia, lấy tên Y.O.U Beauty. Từ đó trên đến nay, cái tên này luôn lọt top nhãn hàng mỹ phẩm bán chạy nhất trên Shopee và TikTok trong nước.
Khi nền kinh tế Internet ở Trung Quốc chậm lại, thương mại điện tử ở nước ngoài đã mang lại cơ hội mới tại các thị trường đang bùng nổ như Indonesia, Malaysia và Philippines.
Theo báo cáo của Google, ngay cả trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại, nền kinh tế Internet vẫn có khả năng phục hồi ở Đông Nam Á, nơi dự kiến sẽ đạt mức tổng giá trị hàng hóa (GMV) vượt qua 100 tỷ USD vào năm 2020. Báo cáo ước tính GMV sẽ tăng gấp ba lần trong khu vực vào năm 2025.
Song, ở Trung Quốc, mọi thứ đang đi ngược lại. Mức tiêu thụ nội địa chứng kiến sự sụt giảm vào năm 2020, lần đầu tiên sau 42 năm kể từ năm 1978, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tổng doanh thu bán lẻ hàng tiêu dùng đạt 6,2 nghìn tỷ USD trong năm đó, giảm 3,9% so với cùng kỳ 2019.
Và khi đại dịch dần đi qua, mức doanh thu bán lẻ của Trung Quốc tăng trở lại 12,5% vào năm 2021, tốc độ này chậm hơn nhiều so với mức tăng hai con số mà Trung Quốc từng đạt được trước năm 2017, theo số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc.

VNReview.vn

Đối với các thương hiệu mỹ phẩm trực tuyến của Trung Quốc, có nhiều lý do khác để tìm kiếm thị trường nước ngoài ngoài việc thoát khỏi sự tăng trưởng trì trệ ở quê nhà. Theo đó, tính cạnh tranh ở thị trường quốc tế không cao và người tiêu dùng ở các nơi như Đông Nam Á đánh giá cao tính thẩm mỹ của sản phẩm, điều mà các thương hiệu Trung Quốc đang làm tốt. Ngoài ra, các quy tắc thương mại điện tử ở những thị trường này cũng có thể dễ dàng kết hợp hơn vào nền tảng của họ.
Cộng thêm với việc tại đây có sự hỗ trợ bởi các công ty công nghệ Trung Quốc như TikTok, Shopee và Lazada. Điều này giúp cho việc mở rộng hợp tác giữa các nhãn hiệu mỹ phẩm và công cụ tiếp cận người tiêu dùng được dễ dàng và thuận tiện hơn.
Mặc dù vậy, việc mở rộng sang các thị trường mới luôn đi kèm với những thách thức, cho dù có nhiều điểm tương đồng. Hebe Beauty cho biết, bất cứ nơi nào một công ty quyết định thành lập cửa hàng, nhóm nghiên cứu phải chú ý đến văn hóa địa phương. Hebe từng thực hiện một chiến dịch quảng cáo ở Indonesia với hình ảnh một người phụ nữ mặc áo hở vai. Nhưng do phần lớn người dân theo Hồi giáo nên chiến dịch này đã bị chính quyền nước sở tại yêu cầu gỡ bỏ.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top