VNR Content
Pearl
Ung thư não hay u não là một trong những loại ung thư phổ biến và gây chết người nhiều nhất. Để giúp người bệnh cải thiện tình trạng và nâng cao khả năng sống sót, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một phương pháp mới nhằm loại bỏ các tế bào bị hư hại, cũng như phục hồi chức năng não.
Theo thống kê cho biết, hiện nay, có 25% bệnh nhân bị u não có thể sống sót trong thời gian hơn một năm, chỉ 5% sống sót trên năm năm.
Để tạo thêm cơ hội sống sót cho bệnh nhân, một nhóm nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu u não tại Đại học Queen Mary London đã thiết lập một hệ thống nghiên cứu thử nghiệm hoàn toàn mới. Trong một thử nghiệm với 10 bệnh nhân, các nhà nghiên cứu đã tiết lộ những hiểu biết mới về cách GBM (u nguyên bào thần kinh đệm) phát triển, qua đó xác định các mục tiêu mới cho các phương pháp điều trị cá nhân.
Điều này rất có giá trị vì nó có thể kéo dài thời gian sống sót cho bệnh nhân vì hiện nay, phần lớn các bệnh nhân u não chỉ có thể sống từ 12 đến 18 tháng.
Dựa trên các phân tích biểu sinh so sánh giữa các tế bào khởi phát khối u và tế bào gốc thần kinh tổng hợp EPSC (SYNGN) trong u nguyên bào thần kinh đệm, giáo sư Silvia Marino, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi đã sử dụng kỹ thuật so sánh này để xác định những thay đổi trong chức năng của các gen trong GBM mà không làm thay đổi mã di truyền. Điều này phần nào tiết lộ những hiểu biết mới về cách mà GBM phát triển, qua đó tìm ra các phương pháp điều trị cá nhân”.
Nhóm nghiên cứu đã xác định được những khác biệt đáng kể giữa các tế bào khởi phát khối u và tế bào gốc thần kinh tổng hợp EPSC (SYNGN) trong u nguyên bào thần kinh đệm. Nghĩa là so sánh các tế bào bình thường và tế bào ác tính từ cùng một bệnh nhân, điều này sẽ giúp các nhà nghiên cứu xác định các gen quan trọng có vai trò trong sự phát triển của khối u.
Nghiên cứu này đặc biệt có ý nghĩa vì GBM là khối u não ác tính phổ biến nhất ở người lớn. Nó có thể lây lan và xâm lấn vào các mô não xung quanh, khiến việc loại những tế bào nhiễm bệnh bằng cách phẫu thuật gần như không thể. Tương tư, quá trình xạ trị và hóa trị cũng không thể loại bỏ hoàn toàn những tế nào bào này. Ngoài ra, nó có khả năng tái phát sau điều trị rất cao.
Hugh Adams, phát ngôn viên của Nghiên cứu khối u não cho biết: “GBD là một loại khối u đặc biệt phức tạp, vì vậy nghiên cứu này không chỉ thay đổi trong một thế hệ mà còn mang lại hy vọng cho tương lai. Một trong những thách thức chính trong việc phát triển các phương pháp điều trị cho GBM là sự đổi đa dạng của khối u ở các bệnh nhân khác nhau. Những biến thể này có thể phát sinh từ sự thay đổi đối với mã di truyền của tế bào - kết hợp với những thay đổi về cách kiểm soát các gen cụ thể”.
Các bằng chứng cho thấy tế bào GBM phát triển từ tế bào gốc thần kinh nhưng các nghiên cứu trước đây không thể so sánh tế bào khối u và tế bào giả định từ cùng một người. Theo giáo sư Marino cho biết nhóm của bà đã khai thác công nghệ tế bào gốc hiện đại và phương pháp giải trình tự DNA thế hệ tiếp theo để so sánh các tế bào bị bệnh và khỏe mạnh từ cùng một bệnh nhân. Kết quả cho thấy cách tiếp cận này có thể tiết lộ những dấu hiện khi phân tử mới bị “nhiễm bệnh” khi khi GBM phát triển. Qua đó, các nhà nghiên cứu sẽ đề ra phương pháp điều trị mới tiềm năng”.
Hiện nay, các khối u não là nguyên nhân giết chết nhiều trẻ em và người lớn dưới 40 tuổi hơn bất kỳ loại ung thư nào khác nhưng trong lịch sử. Tuy nhiên, chỉ 1% kinh phí quốc gia được sử dụng cho những nghiên cứu tương tự.
Nguồn: Scitechdaily
Theo thống kê cho biết, hiện nay, có 25% bệnh nhân bị u não có thể sống sót trong thời gian hơn một năm, chỉ 5% sống sót trên năm năm.
Để tạo thêm cơ hội sống sót cho bệnh nhân, một nhóm nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu u não tại Đại học Queen Mary London đã thiết lập một hệ thống nghiên cứu thử nghiệm hoàn toàn mới. Trong một thử nghiệm với 10 bệnh nhân, các nhà nghiên cứu đã tiết lộ những hiểu biết mới về cách GBM (u nguyên bào thần kinh đệm) phát triển, qua đó xác định các mục tiêu mới cho các phương pháp điều trị cá nhân.
Điều này rất có giá trị vì nó có thể kéo dài thời gian sống sót cho bệnh nhân vì hiện nay, phần lớn các bệnh nhân u não chỉ có thể sống từ 12 đến 18 tháng.
Nhóm nghiên cứu đã xác định được những khác biệt đáng kể giữa các tế bào khởi phát khối u và tế bào gốc thần kinh tổng hợp EPSC (SYNGN) trong u nguyên bào thần kinh đệm. Nghĩa là so sánh các tế bào bình thường và tế bào ác tính từ cùng một bệnh nhân, điều này sẽ giúp các nhà nghiên cứu xác định các gen quan trọng có vai trò trong sự phát triển của khối u.
Nghiên cứu này đặc biệt có ý nghĩa vì GBM là khối u não ác tính phổ biến nhất ở người lớn. Nó có thể lây lan và xâm lấn vào các mô não xung quanh, khiến việc loại những tế bào nhiễm bệnh bằng cách phẫu thuật gần như không thể. Tương tư, quá trình xạ trị và hóa trị cũng không thể loại bỏ hoàn toàn những tế nào bào này. Ngoài ra, nó có khả năng tái phát sau điều trị rất cao.
Các bằng chứng cho thấy tế bào GBM phát triển từ tế bào gốc thần kinh nhưng các nghiên cứu trước đây không thể so sánh tế bào khối u và tế bào giả định từ cùng một người. Theo giáo sư Marino cho biết nhóm của bà đã khai thác công nghệ tế bào gốc hiện đại và phương pháp giải trình tự DNA thế hệ tiếp theo để so sánh các tế bào bị bệnh và khỏe mạnh từ cùng một bệnh nhân. Kết quả cho thấy cách tiếp cận này có thể tiết lộ những dấu hiện khi phân tử mới bị “nhiễm bệnh” khi khi GBM phát triển. Qua đó, các nhà nghiên cứu sẽ đề ra phương pháp điều trị mới tiềm năng”.
Hiện nay, các khối u não là nguyên nhân giết chết nhiều trẻ em và người lớn dưới 40 tuổi hơn bất kỳ loại ung thư nào khác nhưng trong lịch sử. Tuy nhiên, chỉ 1% kinh phí quốc gia được sử dụng cho những nghiên cứu tương tự.
Nguồn: Scitechdaily