From Beijing with Love
Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
K2-360b là một ngoại hành tinh có khối lượng gấp 7,7 lần và kích thước gấp 1,6 lần Trái Đất. Với mật độ khoảng 11 g/cm³, nó đặc hơn gấp đôi Trái Đất và tương đương với chì. Trong số các siêu Trái đất có chu kỳ quay quanh sao rất ngắn, K2-360b có mật độ cao nhất. "Năm" của K2-360b chỉ kéo dài 21 giờ Trái Đất do nó nằm rất gần sao mẹ.
K2-360b được phát hiện năm 2016 bởi nhiệm vụ K2 của NASA thông qua sự che khuất sao mẹ. Các nhà khoa học đã tính toán được khối lượng, bán kính và mật độ của nó. Mật độ của K2-360b trái ngược hoàn toàn với một số ngoại hành tinh khác có mật độ chỉ 0,03 g/cm³, nhẹ như kẹo bông.
Để giải thích mật độ cao bất thường này, nhóm nghiên cứu đã xây dựng mô hình cấu tạo bên trong của K2-360b. Mô hình cho thấy hành tinh này có một lõi sắt khổng lồ chiếm khoảng 48% khối lượng. K2-360b có thể là lõi còn lại của một hành tinh lớn hơn nhiều, từng nằm xa sao mẹ hơn. Do tương tác hấp dẫn với các thiên thể khác, đặc biệt là hành tinh K2-360c (có kích thước và mật độ tương tự sao Hải Vương), K2-360b đã di chuyển vào quỹ đạo gần sao mẹ. Quá trình này khiến K2-360b có quỹ đạo hình elip, lực thủy triều làm cho nó quay nhanh và tiến sát sao mẹ hơn, làm mất đi khí quyển và chỉ còn lại lõi đá rắn, có thể được bao phủ bởi dung nham.
Phát hiện này cho thấy sự đa dạng và kỳ lạ của các hành tinh trong vũ trụ, với nhiều đặc điểm tưởng chừng chỉ xuất hiện trong khoa học viễn tưởng.
K2-360b được phát hiện năm 2016 bởi nhiệm vụ K2 của NASA thông qua sự che khuất sao mẹ. Các nhà khoa học đã tính toán được khối lượng, bán kính và mật độ của nó. Mật độ của K2-360b trái ngược hoàn toàn với một số ngoại hành tinh khác có mật độ chỉ 0,03 g/cm³, nhẹ như kẹo bông.
Để giải thích mật độ cao bất thường này, nhóm nghiên cứu đã xây dựng mô hình cấu tạo bên trong của K2-360b. Mô hình cho thấy hành tinh này có một lõi sắt khổng lồ chiếm khoảng 48% khối lượng. K2-360b có thể là lõi còn lại của một hành tinh lớn hơn nhiều, từng nằm xa sao mẹ hơn. Do tương tác hấp dẫn với các thiên thể khác, đặc biệt là hành tinh K2-360c (có kích thước và mật độ tương tự sao Hải Vương), K2-360b đã di chuyển vào quỹ đạo gần sao mẹ. Quá trình này khiến K2-360b có quỹ đạo hình elip, lực thủy triều làm cho nó quay nhanh và tiến sát sao mẹ hơn, làm mất đi khí quyển và chỉ còn lại lõi đá rắn, có thể được bao phủ bởi dung nham.
Phát hiện này cho thấy sự đa dạng và kỳ lạ của các hành tinh trong vũ trụ, với nhiều đặc điểm tưởng chừng chỉ xuất hiện trong khoa học viễn tưởng.