Tìm thấy tàn tích từ những hành tinh hơn 10 tỷ năm tuổi có đặc điểm giống Trái Đất

Một trong những ngôi sao lâu đời nhất trong Dải Ngân Hà vừa được xác định bởi các nhà thiên văn học từ Đại học Warwick. Đó là hệ hành tinh đá và băng giá lâu đời nhất trong thiên hà chúng ta, đang tích tụ mảnh vụn từ các hành tinh quay quanh nó.
Các nhà nghiên cứu cho biết, họ đang tìm kiếm những tàn tích sao lâu đời nhất trong Dải Ngân hà bị ô nhiễm bởi các hành tinh từng giống Trái Đất. Thật đáng kinh ngạc khi nghĩ rằng điều đó đã xảy ra cách đây 10 tỷ năm, những hành tinh đó đã chết trước khi Trái đất hình thành.
Trước khi nói đến ngôi sao hơn 10 tỷ năm, chúng ta hãy nói qua một chút về loại sao lùn trắng.

Tất cả các ngôi sao cuối cùng đều biến thành sao lùn trắng

Sao lùn trắng là loại sao được tạo ra từ những ngôi sao lâu đời nhất trong thiên hà, giúp làm sáng tỏ cách các hệ hành tinh hình thành và phát triển xung quanh những ngôi sao lâu đời nhất trong Dải Ngân Hà.
Tìm thấy tàn tích từ những hành tinh hơn 10 tỷ năm tuổi có đặc điểm giống Trái Đất
Mọi ngôi sao cuối cùng đều sẽ biến thành sao lùn trắng
Sao lùn trắng là một ngôi sao đã sử dụng hết nhiên liệu, mất hết các lớp bên ngoài và hiện đang nguội đi và co lại. Mặt Trời của chúng ta, cuối cùng đến một ngày nào đó, cũng sẽ biến thành sao lùn trắng.

Hai ngôi sao lùn trắng kỳ lạ được quan sát

Đài quan sát không gian GAIA của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu đã nhắm mục tiêu vào hai ngôi sao lùn trắng kỳ lạ, chúng đã được một nhóm các nhà thiên văn học làm mẫu cho nghiên cứu này.
Qua phân tích cho thấy, cả hai ngôi sao đều bị ô nhiễm bởi vật chất hành tinh. Một trong số chúng có màu xanh lam lạ thường, trong khi ngôi sao còn lại rất yếu và có màu đỏ nhất được phát hiện cho đến nay trong khu vực lân cận thiên hà gần đó.
Các nhà thiên văn học đã sử dụng dữ liệu quang phổ và trắc quang từ GAIA, nhằm xác định ngôi sao "đỏ" WDJ2147-4035 đã nguội đi trong bao lâu. Họ phát hiện ngôi sao này có tuổi đời xấp xỉ 10,7 tỷ năm, trong đó 10,2 tỷ năm đã trải qua quá trình nguội lạnh như một sao lùn trắng.

Tìm thấy tàn tích từ những hành tinh hơn 10 tỷ năm tuổi có đặc điểm giống Trái Đất
Hai ngôi sao lùn trắng kỳ lạ có tuổi đời hơn 10 tỷ năm
Ngôi sao đỏ WDJ2147-4035 hiện vẫn là một bí ẩn, vì các mảnh vụn hành tinh được bồi tụ rất giàu liti và kali. Không giống bất cứ thứ gì được biết đến trong Hệ mặt trời. Nó là loại sao lùn trắng cực kỳ hiếm.
Ngôi sao "xanh" thứ hai, có tên WDJ1922 + 0233, chỉ trẻ hơn sao "đỏ" một chút, cũng bị ô nhiễm bởi các mảnh vụn hành tinh có cấu tạo gần với lớp vỏ lục địa của Trái đất. Nhóm nghiên cứu kết luận, bầu khí quyển hỗn hợp helium-hydro đặc biệt của WDJ1922 + 0233 khiến nó có màu xanh lam bất thường, mặc dù nhiệt độ bề mặt lạnh.
Các mảnh vỡ của ngôi sao đỏ WDJ2147-4035, được phát hiện trong bầu khí quyển gần như nguyên chất. Trọng lực cao của nó cho thấy nó đến từ một hệ hành tinh cổ đại, đã chịu đựng sự biến đổi của ngôi sao thành sao lùn trắng. Tất cả những điều đó khiến các nhà thiên văn khẳng định, đây là hành tinh lâu đời nhất hệ thống xung quanh một sao lùn trắng từng được tìm thấy trong Dải Ngân hà.


>>>Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất "chạm mặt" một hố đen?

Nguồn interestingeng
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top